Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảnh báo vỡ nợ ký gửi nông sản ở Tây Nguyên

PV - 16:28, 03/04/2018

Thời gian gần đây, nhiều nông dân Tây Nguyên ký gửi nông sản tại các đại lý, doanh nghiệp để không phải bảo quản mà dễ lấy tiền. Tuy nhiên, hình thức ký gửi nông sản này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ nông sản lớn, gần đây nhất là 2 vụ vỡ nợ hàng chục tỷ đồng tại Gia Lai khiến hàng trăm người dân trắng tay.

Đầu tháng 2/2018, nông dân xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Giai Lai) khốn khổ vì chủ nợ tuyên bố không có tiền trả. Chủ của đại lý này là vợ chồng ông Phạm Quốc Trung, thôn 1, xã Hải Yang.

Một số người xiết nợ bằng cách lấy đi những tấm cửa của doanh nghiệp. Một số người xiết nợ bằng cách lấy đi những tấm cửa của doanh nghiệp.

 

Lãnh đạo xã Hải Yang xác nhận, vợ chồng ông Phạm Quốc Trung nợ của người dân khoảng 20 tỷ đồng, hộ ký gửi nhiều thì vài tỷ đồng, ít cũng chục triệu trở lên. Tuy nhiên, khi được mời lên xã làm việc, chủ đại lý nói không chạy nợ, khi nào có sẽ trả và cơ quan công an đã vào cuộc làm rõ vấn đề.

Việc chủ đại lý nông sản ở Hải Yang tuyên bố không có tiền trả cho nông dân ký gửi và các con nợ khác chưa kịp lắng xuống, thì giữa tháng 2 người dân huyện Ia Grai lại thêm hoang mang khi vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoàng Sang ở khu phố 1, thị trấn Ia Kha chuyên thu mua nông sản bỗng nhiên “biến mất”. Hay tin Công ty Hoàng Sang vỡ nợ, hàng trăm người đến bao vây trụ sở kêu gào đòi xiết nợ. Thêm một lần nữa, nông dân rơi vào cảnh lao đao, tài sản vất vả làm lụng suốt một năm mang đi ký gửi bay mất trong chốc lát.

Bà Trần Thị Dương ký gửi 7 tấn cà phê tại Công ty Hoàng Sang bức xúc: Cả năm làm lụng vất vả, chắt bóp dành cà phê để trang trải số tiền 300 triệu đồng vay ngân hàng sắp đến ngày trả nợ, mang đi ký gửi chưa lấy được đồng nào. Giờ Công ty tuyên bố vỡ nợ rồi biến mất, tôi không biết xoay đâu ra mà lo liệu. Cơ quan chức năng phải vào cuộc giải quyết, làm rõ vụ việc chứ doanh nghiệp tuyên bố vỡ nợ là thiệt hại lại đổ đầu dân nghèo.

“Công ty này vỡ nợ kéo theo nhiều đại lý nhỏ vỡ nợ theo bởi cũng mang hàng ký gửi vào Công ty này. Và lại thêm nhiều người dân khốn khổ, trắng tay”, bà Dương cho biết thêm. Thông tin Công ty Hoàng Sang vỡ nợ lan ra, nhiều người dân suy sụp tinh thần bởi nếu không thu hồi được tài sản đã ký gửi họ sẽ lâm cảnh khốn cùng, nợ nần chồng chất. Ông Cao Văn Bình, nhà ở đối diện Công ty Hoàng Sang cho biết: Nhà tôi cũng ký gửi 10 tấn cà phê vào Công ty này. Mấy ngày trước khi xảy ra vụ việc, tôi thấy Công ty im ắng không có ai làm việc cũng sinh nghi, nghĩ công ty ở ngay đối diện, tôi và Giám đốc Công ty cũng quen biết lâu năm nên tự trấn an. Đến sáng sớm 12/3, thấy nhiều người xiết xe cộ, tài sản, gọi điện cho Giám đốc thì không liên lạc được, giờ không có tiền trang trải sinh hoạt, tái đầu tư sản xuất lại còn khoản nợ ngân hàng 300 triệu đồng.

Hàng trăm người bao vây trụ sở Công ty Hoàng Sang. Hàng trăm người bao vây trụ sở Công ty Hoàng Sang.

Đại tá Tăng Năng Ái, Trưởng Công an huyện Ia Grai cho biết: Đến ngày 26/3, cơ quan Công an đã nhận được rất nhiều trình báo của người dân về số tiền mà Công ty Hoàng Sang nợ, bao gồm cả nông sản ký gửi và tiền nợ, tổng trị giá hơn 40 tỷ đồng. Mới đây, Công an huyện Ia Grai đã nhận được “Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú” của bà Thái Thị An, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoàng Sang với nội dung do nhiều ngày chịu áp lực về mặt tinh thần dẫn đến sức khỏe bị suy nhược phải điều trị tại bệnh viện. Đề nghị các cơ quan, chính quyền địa phương cho phép vắng mặt tại nơi cư trú một thời gian. Đến khi tinh thần và sức khỏe ổn định sẽ có kế hoạch trả nợ cho dân. Tuy nhiên, bà An không trực tiếp đến gửi đơn.

Ông Đỗ Văn Luân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Gia Lai cho biết: Hội đã ra nhiều văn bản gửi tới các cấp hội yêu cầu tuyên truyền người dân về những rủi ro trong việc ký gửi nông sản. Nhưng do không có kho bãi để nông sản và tin tưởng uy tín các cơ sở ký gửi nên các vụ vỡ nợ vẫn diễn ra. Hội đã khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ về nơi ký gửi, tốt nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, ký gửi phải có hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn việc xác định mức độ vi phạm để có hướng xử lý, truy cứu trách nhiệm đối với những cơ sở vỡ nợ.

LÊ HƯỜNG - LÊ KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.