Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Những thách thức và cơ hội cho Việt Nam

PV - 14:35, 10/07/2018

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là cơ hội để các doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu vào Mỹ.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là cơ hội để các doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu vào Mỹ để thay thế phần nào hàng hóa của Trung Quốc bị hạn chế vào thị trường này, đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam đón dòng chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài.

Dòng vốn FDI đang có xu hướng chuyển dịch vào Việt Nam. (Ảnh minh họa: SCMP) Dòng vốn FDI đang có xu hướng chuyển dịch vào Việt Nam. (Ảnh minh họa: SCMP)

 

Theo phân tích của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể sẽ đẩy dòng đầu tư nước ngoài về Việt Nam. Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn đã đang có xu hướng chuyển dịch về Việt Nam bởi chi phí ở Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ.

SCMP dẫn lời ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Mekong Economics tại Hà Nội cho rằng, dòng vốn FDI có xu hướng "chảy" về phía Việt Nam, đặc biệt khi quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng bởi các nhà đầu tư luôn cần một môi trường ổn định.

Nhiều công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong và Trung Quốc đại lục đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam để đa dạng hóa các dự án đầu tư của họ. Việt Nam có nhiều lợi thế, trong đó phải kể đến là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ trong lĩnh vực chế biến - chế tạo, chuyên gia Adam McCarty đánh giá.

Theo ông Adam McCarty, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể sẽ là một điểm cộng cho Việt Nam, kích thích các doanh nghiệp tìm đến Việt Nam.

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và thị trường Mỹ. (Ảnh minh họa: KT) Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và thị trường Mỹ. (Ảnh minh họa: KT)

 

Còn ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham Vietnam) cho biết, hiện chưa thấy những thay đổi về thương mại quá nhiều nên các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể yên tâm.

Theo ông Adam Sitkoff, những chiến lược thương mại bất ổn, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến thương mại nói chung, nhưng nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục tranh cãi, chiến tranh với nhau, thì ở khía cạnh nào đó, sẽ tạo nhiều cơ hội cho của xuất khẩu Việt Nam.

Điều mà Việt Nam nên làm, theo ông Adam Sitkoff là phải xác định sản phẩm nào là thế mạnh của mình, sản phẩm nào có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, những biện pháp bảo hộ, trả đũa qua lại nhau giữa các nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư của Việt Nam theo những chiều hướng rất khác nhau, nhất là về lâu dài.

Chủ tịch VCCI lo lắng nguy cơ Việt Nam sẽ nhập siêu trầm trọng hơn từ Trung Quốc sau cuộc chiến thương mại này, khi hàng hoá nước này khó vào Mỹ, và chuyển hướng sang các thị trường khác.

Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam sang nước láng giềng có thể sẽ khó khăn hơn khi một phần hàng hoá Trung Quốc lẽ ra xuất phẩu buộc phải tiêu dùng trong nội địa.

Chia sẻ trên Tuổi trẻ, ông Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cho biết hiện nay cả Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa nằm trong tốp các quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất.

Với Trung Quốc, nếu nhà đầu tư của họ gặp khó khăn trong nước, họ sẽ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Có nhiều ý kiến lo ngại về dòng vốn của Trung Quốc, tuy nhiên nếu Việt Nam biết lựa chọn, phân biệt thì sẽ là cơ hội để kinh tế Việt Nam phát triển.

Việt Nam có thể trở thành sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư hơn khi các nhà sản xuất tiếp tục cơ cấu lại chuỗi cung ứng của họ để giảm tác động từ thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, ông Nguyễn Mại phân tích./.

Ngày 6/7/2018, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại khi quyết định của Mỹ tăng thuế lên 25% đối với hơn 800 mặt hàng với tổng trị giá 34 tỷ USD nhập từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực.Trung Quốc gọi đây là cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế từ trước tới nay, và tuyên bố sẽ cũng đáp trả lại Mỹ với tổng giá trị hàng hóa tương đương, đồng thời sẽ kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)./.

Theo Vov

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.