Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần thiết sửa đổi Luật Giáo dục

PV - 21:51, 15/11/2018

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 15/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước đó, cho thấy: Việc xây dựng Luật Giáo dục (sửa đổi) được thực hiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đồng thời, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động của Luật và điều chỉnh đối với những nội dung khác.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường.

Theo đó, Dự thảo Luật có 10 chương, 121 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 75 điều (tăng 1 chương, 1 mục và 7 điều so với Luật Giáo dục hiện hành; tăng 1 chương và sửa đổi, bổ sung 39 điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5).

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, sửa đổi Luật Giáo dục là cần thiết; dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này đã sửa đổi nhiều quy định không còn khả thi; đồng thời bổ sung những quy định phù hợp, bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục đã đề ra.

Đối với việc nâng chuẩn giáo viên là mong muốn để nâng chuẩn giáo dục, đại biểu cho rằng, cần tính đến khả năng và sự phù hợp của quy định, bởi lẽ, ở những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, việc thiếu giáo viên có trình độ đạt chuẩn còn phổ biến.

Ngoài ra, có đại biểu đề nghị nghiên cứu về việc miễn học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, nhất là trẻ em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK.

Dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung vào quy định để điều chỉnh sự chênh lệch trong thực hiện xã hội hóa giáo dục giữa các vùng, miền; đồng thời xây dựng các chế tài, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn thu và sử dụng nguồn lực xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định; sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội để thể hiện rõ hơn quan điểm của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông…

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Qua ý kiến của các đại biểu, thời gian tới, Bộ sẽ rà soát để cụ thể hơn các vấn đề mà xã hội đang bức xúc, những vấn đề gây nút thắt trong phát triển giáo dục. Có một số vấn đề lớn cần phải nghiên cứu thật thấu đáo trong đánh giá tác động, như: chính sách mới về nâng chuẩn giáo viên mầm non, những chính sách đối với giáo dục miền núi, vấn đề xã hội hóa giáo dục…

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.