Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Phước: Xử lý nghiêm sai phạm trong hỗ trợ người trồng điều

PV - 10:59, 28/08/2018

Ngày 17/8 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm vừa ký công văn yêu cầu Thanh tra tỉnh khẩn trương thanh tra đột xuất việc hỗ trợ người dân trồng điều bị sâu bệnh trên địa bàn huyện Bù Đăng (mùa vụ 2016-2017). Đồng thời, yêu cầu xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc thực hiện hỗ trợ khiến hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Cán bộ các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước hướng dẫn bà con điều trị bệnh trên cây điều vào đầu tháng 11/2017. Cán bộ các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước hướng dẫn bà con điều trị bệnh trên cây điều vào đầu tháng 11/2017.

“Xúi” dân phun  nhầm thuốc

Mùa vụ vừa qua, hàng trăm hộ trồng điều ở huyện Bù Đăng kêu trời vì trắng tay khi thu hoạch. Điều đáng nói là việc mất mùa lại do hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Ông Hoàng Văn Thanh (thôn 9, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng) cho biết: cuối tháng 10/2017, vườn điều của nhiều hộ dân bị sâu bệnh hoành hành nên khi hay tin Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người trồng điều ai cũng mừng. Tuy nhiên, lên xã nhận kinh phí, thì cán bộ lại cấp thuốc trừ sâu. Mỗi hộ được cấp 1 lít thuốc trừ sâu, 1 lít thuốc trị bệnh cho cây và 1 lít thuốc

dưỡng cây.

Nhận thuốc về, nghe theo hướng dẫn từ cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, các hộ dân phun các loại thuốc đã nhận lên vườn điều của từng gia đình. Ai ngờ, chỉ sau 5-7 ngày, bông điều cháy đen rồi rụng đầy vườn, còn hạt điều non “dính” thuốc cũng rụng hàng loạt. Hậu quả của việc phun thuốc trên là các hộ dân gần như mất trắng mùa điều.

“Những hộ khác có điều kiện không nhận hỗ trợ các loại thuốc trên hoặc dùng thuốc khác thì vườn điều không bị ảnh hưởng, trúng mùa, có hộ thu đến 1,5 tấn/ha. Còn hầu hết các hộ nhận thuốc hỗ trợ, nghe cán bộ khuyến nông tư vấn phun thuốc thì lại trắng tay hoặc chỉ đạt khoảng 200kg/ha. Nghiêm trọng hơn, những vườn điều sau khi “dính” thuốc do cán bộ Trạm Khuyến nông sau phun thuốc, cây điều không ra được đọt để đâm chồi mới, cành lá trơ ra, nguy cơ cây bị khô, ảnh hưởng đến cả mùa vụ sau”, ông Bế Văn Tính (thôn 9, xã Thống Nhất) nói.

Ông Huỳnh Giang, Trưởng Trạm Trồng trọt-Bảo vệ thực vật huyện Bù Đăng nói: “Chúng tôi không hề biết vụ việc này. Trạm Khuyến nông tự ý làm, đưa thuốc từ dịch vụ khuyến nông về bán cho các xã mà không phối hợp với Trạm, là cơ quan chuyên ngành quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, cán bộ khuyến nông đã cấp thuốc cho dân, rơi vào thuốc nằm ngoài danh mục cho phép, thuốc không được phun lên cây điều mà vẫn cứ cấp. Đây là thuốc “diệt sạch sâu rầy 130EC, thường chỉ dùng phun trừ sâu cuốn lá lúa, nếu phun lên cây điều thì bông, trái, lá cây điều sẽ chết khô ngay. Mặt khác, thuốc bán với giá quá cao, trong khi dân mua thuốc toàn hộ nghèo, là không phù hợp. Trạm đã kiến nghị HĐND huyện xác minh và làm rõ trách nhiệm những cá nhân, đơn vị liên quan”.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm

Từ khiếu nại của người dân, cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước kiểm tra, xác minh đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong hỗ trợ người trồng điều ở huyện Bù Đăng như: hỗ trợ bằng thuốc bảo vệ thực vật thay vì hỗ trợ bằng tiền mặt theo quy định của UBND tỉnh; thuốc bảo vệ thực vật được hỗ trợ không đúng loại cây trồng, cụ thể thuốc thay vì sử dụng cho cây lúa thì lại dùng cho cây điều...

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: Huyện được hỗ trợ tổng cộng 17,7 tỷ đồng (bình quân mỗi xã hơn 1 tỷ đồng). Việc hỗ trợ kinh phí cho người trồng điều được huyện thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trước phản ánh của người dân, UBND huyện đã quyết định lập đoàn thanh tra toàn diện việc hỗ trợ trên. Bước đầu cho thấy có 13/16 xã của huyện Bù Đăng đã xuất hiện việc hỗ trợ người dân trồng điều gây ra phản ứng trong dân. “Quan điểm của huyện là không bao che cho bất kỳ sai phạm nào. Sau khi thanh tra, kết luận đúng sai tới đâu, cá nhân, tổ chức nào sai sẽ xử lý và công khai trước dân”, ông Bình khẳng định.

Khảo sát ở một số hộ dân cho thấy, tổng số thuốc UBND xã mua để cấp phát cho dân chưa trùng khớp với số lượng thuốc do người dân nhận được. Cửa hàng vật tư nông nghiệp kỹ sư Kiên (xã Bom Bo) và cửa hàng Dịch vụ nông nghiệp khuyến nông, là 2 đơn vị cung ứng thuốc. Việc lựa chọn 2 đơn vị này do chủ tịch UBND các xã quyết định.

Trong khi đó, theo HĐND huyện Bù Đăng, kết quả khảo sát, giám sát việc hỗ trợ kinh phí cho người dân trồng điều của HĐND huyện cho thấy có việc người dân ký nhận tiền khống trên danh sách, nhưng thực tế phải nhận thuốc bảo vệ thực vật. Việc mua thuốc, UBND các xã không chào hàng cạnh tranh hay đấu thầu; tại một số nơi xảy ra tình trạng pha thuốc không đạt nồng độ khuyến cáo, hoặc quá nồng độ khuyến cáo, thuốc hỗ trợ thừa thiếu, không thống nhất…

Vụ điều năm 2016-2017, do thời tiết xấu, sâu bệnh hoành hành, nên hàng ngàn hộ dân trồng điều của tỉnh Bình Phước đã bị mất mùa. Trước tình hình đó, đầu năm 2018, UBND tỉnh Bình Phước quyết định hỗ trợ nông dân trồng điều bị sâu bệnh hại. Tổng kinh phí hỗ trợ cho 10 huyện, thị 44,7 tỷ đồng, cho tổng diện tích vườn điều được hỗ trợ 22.395,2ha. Mức hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng/ha. Quyết định của UBND tỉnh nêu: “Hạng mục hỗ trợ: thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc bảo vệ bông và trái non theo quy trình cho niên vụ 2017-2018”. Thế nhưng, không hiểu tại sao, chuyện xảy ra ở huyện Bù Đăng, có không ít hộ dân trồng điều lại được cán bộ khuyến nông tư vấn phun thuốc huỷ hoại bông điều, trái điều non.

THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.