Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Biên giới Đức Cơ thắm tình hữu nghị

PV - 10:11, 20/08/2018

“Chẳng nói đâu xa, ít năm trước thôi, kẻ xấu luôn tìm cách xâm nhập vào buôn làng mình, gây chia rẽ với người dân nước bạn Campuchia hòng tạo ra những bất ổn. Nhưng bây giờ thì người dân cả hai bên biên giới đều đồng lòng bảo vệ buôn làng của mình và của nước bạn nữa nên rất bình yên…” già làng Đinh Rấp, người Ba-Na ở làng Sơn (xã Ja Nan, huyện Đức Cơ (Gia Lai)- sinh sống gần trọn đời mình trên vùng đất biên giới tâm tình…

Đức Cơ Đồng bào các DTTS ở huyện Đức Cơ giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc. (nh TL)

Cùng nhau giữ vững phên dậu

Vùng biên giới huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) có hơn 35km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia. Để làm sâu sắc hơn tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc đồng thời sẻ chia những mô hình làm kinh tế mới và đẩy mạnh giao lưu văn hóa, trong nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc hai bên biên giới luôn cùng nhau đoàn kết, giữ gìn tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp.

Như lời già làng Đinh Rấp nói, đã có rất nhiều đêm bên bếp lửa bập bùng người Ba-na và người Campuchia cùng thi đua học Luật Biên giới quốc gia, các hiệp định, quy chế khu vực biên giới... để cùng nhau hợp tác giữ bình yên.

Nhiều lần sang phía huyện Đức Cơ để tham khảo cách tuyên truyền của những già làng người Ba-na ở xã Ia Nan, ông Phal Thom Che, người già có uy tín ở xã Bó Nhầy, huyện Ôza Đao, tỉnh Ráttanakiri, Campuchia tâm tình rằng: Cộng đồng người dân tộc Ba-na, Xơđăng... ở Đức Cơ thấu hiểu Luật biên giới và luôn tôn trọng lãnh thổ của Campuchia. Vậy nên, mỗi người Campuchia cũng phải thấu hiểu được điều đó, phải tôn trọng và yêu mến người Việt Nam. Chỉ có như vậy mới cùng nhau hợp tác, động viên cùng phát triển được.

Hai huyện Đức Cơ và huyện Ôza Đao còn tổ chức kết nghĩa 2 bên biên giới giữa làng Sơn (xã Ia Nan) với làng Lâm (xã Pó Nhầy, huyện Ôza Đao) và làng Mook Đen 1 (xã Ia Dom) với làng Pó Lớn (xã Pó Nhầy, huyện Ôza Đao). Già làng Đinh Nâm ở làng Mook Đen 1 (xã Ia Dom) cho biết; Kết nghĩa xong hầu như ai cũng thấy gắn kết sâu sắc hơn. Đường biên giới sát nhau nhưng tuyệt đối không ai lấn sang, xâm phạm sang phía nước bạn, dù là vài tấc. Đặc biệt, lượng hàng hóa giao thương ngày càng nhiều hơn.

Chia ngọt, sẻ bùi

Không chỉ đẩy mạnh hợp tác giao thương hàng hóa mà hai huyện Đức Cơ và Ôza Đao còn thường xuyên trao đổi các mô hình kinh tế, hướng dẫn cách làm ăn để vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, mỗi khi bên này có khó khăn là bên kia sang giúp đỡ và ngược lại. Tinh thần đoàn kết, san sẻ như người cùng một nhà vậy.

Theo ông Rơ Lan Thứ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Cơ thì, mấy năm trở lại đây năm nào các buôn làng người Campuchia cũng sang giao lưu văn hóa, trao đổi cách làm ăn, nhất là mô hình V-A-R (Vườn-AoRừng). Đặc biệt, trung bình mỗi năm, huyện Đức Cơ sang thăm và tặng quà cho những gia đình khó khăn phía nước bạn vài đợt. Những đợt thăm hỏi ấy, phía  Campuchia rất cảm kích trước nghĩa tình của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc và chính quyền ở huyện Đức Cơ.

Song song với hợp tác trao đổi cách làm kinh tế, giao thương hàng hóa thì công an, biên phòng của huyện Đức Cơ và huyện Ôza Đao cũng không ngừng đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống các loại tội phạm, đặc biệt là với các loại tội phạm nguy hiểm như ma túy, buôn bán người. Sự hợp tác ấy đã chặn đứng âm mưu của nhiều kẻ xấu. Việc nắm bắt, trao đổi tình hình hai bên thường xuyên được hai huyện thực hiện. Chính vậy nên số người dân tộc thiểu số bị dụ đi đánh bạc và sa bẫy tín dụng đen ở vùng biên giới giảm mạnh. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) hàng năm còn mời Bộ đội Biên phòng phía Campuchia sang hội đàm. Ngoài hợp tác an ninh biên giới thì lực lượng biên phòng phía Đức Cơ và Ôza Đao còn lên kế hoạch trao nhà đại đoàn kết và nhiều xuất quà ý nghĩa cho người còn khó khăn của hai bên biên giới.

Thể hiện rõ nghĩa tình sâu sắc, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh còn nhận đỡ đầu và chăm lo việc học hành cho nhiều học sinh có điều kiện đặc biệt khó khăn ở xã Bó Nhầy. Theo đánh giá của UBND huyện Đức Cơ thì càng bước vào thời kỳ phát triển thì càng phải hợp tác, kết nghĩa, nhất là ở khu vực biên giới. Chỉ có như vậy mới ổn định lâu dài và cùng đỡ đần, thúc đẩy vươn lên cuộc sống ấm no được.

ĐÔNG HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.