Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Biến bã đậu, lạc thành phân hữu cơ

PV - 09:51, 22/10/2018

Để đảm bảo môi trường đất, cây trồng; tiết kiệm chi phí đầu tư, trang trại An Nông, thôn Kéc, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã nghiên cứu thí điểm sử dụng đạm thực vật ủ từ bã đậu, lạc thay thế đạm vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu cho hiệu quả thiết thực.

Phân hữu cơ được bà con xã Hòa Trạch thí điểm bón cho rau màu. Ảnh: Thanh Hoa Phân hữu cơ được bà con xã Hòa Trạch thí điểm bón cho rau màu. Ảnh: Thanh Hoa

Hiện nay, tình hình sản xuất thực phẩm nói chung và sản xuất rau nói riêng ở khu vực nông thôn và miền núi đang gặp nhiều vấn đề về mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc lạm dụng hóa chất như, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, phân bón hóa học… dẫn đến tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong rau, củ, quả mà qua chế biến không thể phân hủy được. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng.

Từ thực trạng này, anh Lê Văn Quả, chủ trang trại An Nông đã bỏ công sức nghiên cứu loại phân đạm hữu cơ được ủ từ bã đậu, lạc để bón cho cây trồng. Theo anh Quả, bã đậu, lạc sau khi ép lấy dầu được xay nhỏ, ngâm ủ với chế phẩm vi sinh sau quá trình ngâm ủ sẽ cho phân đạm hữu cơ để bón cho cây trồng. Ưu điểm của loại phân này là, không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, giảm bớt được chi phí đầu tư so các loại phân hóa học khác; trong khi đó vẫn đảm bảo được để cây trồng phát triển nhanh và cho năng suất sản lượng cao…

Tuy nhiên, việc bón phân hữu cơ làm từ phế phẩm của các bã đậu, lạc này vẫn có mặt hạn chế đó là, tạo điều kiện cho vi sinh vật bất lợi phát triển, gây bệnh cho cây trồng. Nếu bón trực tiếp từ bã đậu, lạc thường dẫn dụ kiến, ruồi tới, nhiều khi có cả chuột.

Vì vậy, để khắc phục sâu bệnh gây hại cho rau và các loại cây trồng, anh Lê Văn Quả đã tự chế sản phẩm từ gừng, ớt và tỏi ngâm rượu… để phun trừ thay các loại thuốc trừ sâu hóa học, từ đó cây trồng cho năng suất và hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng… Với quy trình sản xuất khép kín từ khâu làm đất, sản xuất phân bón hữu cơ đến khi thu hoạch sản phẩm, nên chất lượng các loại rau củ luôn được đảm bảo sạch và an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Ông Dương Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch cho biết: Mô hình bón phân hữu cơ thực vật cho cây trồng của trang trại anh Lê Văn Quả là mô hình mới, nhưng đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, trang trại của gia đình anh Quả là địa chỉ tin cậy cung cấp rau, củ, quả sạch cho người dân trên địa bàn huyện Bố Trạch. Địa phương xem đây là mô hình cần tuyên truyền để người dân học hỏi, áp dụng nhằm bảo vệ môi trường sống, sức khỏe lành mạnh…

Ông Nguyễn Trọng Tuyến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch cho biết: Trang trại An Nông của anh Lê Văn Quả đang được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ “sản xuất rau hữu cơ và giải pháp sử dụng đạm thực vật thay thế đạm vô cơ trong sản xuất rau”.

Đây là giải pháp nhằm hoàn thiện và chuyển giao được quy trình sản xuất rau hữu cơ, cũng như hoàn thiện quy trình sản xuất đạm thực vật từ bã đậu, lạc đến các địa phương và người dân trên địa bàn huyện Bố Trạch nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.

Việc triển khai áp dụng loại hình phân bón hữu cơ cho cây trồng, cũng để nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất thực phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, góp phần tích cực vào việc định hướng phát triển nền nông nghiệp sạch và bền vững. Dựa trên tình hình thực tế, huyện sẽ triển khai nhân rộng mô hình nhằm giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất một cách chủ động và hiệu quả.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.