Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bạc Liêu chủ động tiếp cận với công nghệ 4.0

PV - 15:40, 12/11/2018

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là xu thế tất yếu, đang diễn ra mạnh mẽ, tác động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống xã hội. Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, tất cả các ngành kinh tế-xã hội đều có tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, từ sản xuất nông nghiệp đến công thương, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, quản lý nhà nước... Qua đó sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.

Bạc Liêu Kiểm tra tôm giống công nghệ cao tại Công ty TNHH MTV Sản xuất, dịch vụ thương mại Khôi Nguyên NVK.

Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: Hiện nay, các doanh nghiệp trong tỉnh Bạc Liêu đã từng bước khắc phục khó khăn, tồn tại, chủ động ứng dụng các công nghệ tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhiều doanh nghiệp, trang trại nuôi tôm trong tỉnh đã đầu tư ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và được Bộ NN-PTNT công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản đầu tiên của cả nước.

Điển hình như Công ty TNHH MTV Sản xuất, dịch vụ thương mại Khôi Nguyên NVK với sáng chế “Hồ nuôi trồng thủy sản” bằng vật liệu khung sắt tròn lót bạt nhựa HDFE; Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu; Công ty CP Công nghiệp CP Việt Nam-Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Huy Long An-Bạc Liêu; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh… Qua đó, đã mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm Bạc Liêu. Trong đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh thời gian qua cho thấy, mô hình ít bị tác động từ biến đổi khí hậu.

Các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh Bạc Liêu cũng đang tiếp cận và bắt nhịp với xu hướng của nền nông nghiệp 4.0 khi áp dụng các dự án, mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao.

“Tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, 21 hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh riêng lẻ hợp nhất lại, thành lập HTX Công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Sau khi đi vào hoạt động, HTX xây dựng website giới thiệu và bán tôm nguyên liệu. Đây là mô hình mẫu để nhân rộng trong tỉnh, sau khi có chủ trương kiện toàn các HTX trong toàn tỉnh”, ông Lân cho biết thêm.

Ngoài ra, trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thông qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh, đã triển khai cho 99 cơ quan, đơn vị Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; kết nối được 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến được nâng lên, có khoảng 95% thủ tục hành chính được các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện, cung cấp mức độ 1, 2 trên cổng thông tin điện tử của các đơn vị. Đồng thời, có 7 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được bộ, ngành Trung ương triển khai.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Trong đó, đẩy mạnh phát triển, tạo sự bứt phá thật sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông; phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tỉnh cũng đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững; đặc biệt thủy sản, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đã có bước phát triển đáng kể, (trực tiếp là con tôm); được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập "Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

“Đây là “cơ hội vàng” cho Bạc Liêu đi tắt đón đầu trong công nghệ, nỗ lực bứt phá trở thành tỉnh phát triển trong tốp các tỉnh khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chủ động trong tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0”, ông Trung khẳng định.

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.