Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“3 công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”: Cách làm hay ở Nam Trà My

PV - 09:27, 31/08/2018

Đầu tư dàn trải không hiệu quả; cho “con cá” không cho “cần câu”, tâm lý trông chờ ỷ lại không muốn thoát nghèo... đó vẫn còn là câu chuyện ở nhiều nơi trong cả nước. Thế nhưng, tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, câu chuyện vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS nơi đây không phải là một kỳ tích, mà là kết quả của một cách làm sáng tạo, đó là “3 công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”.

Đến mảnh đất Nam Trà My xa xôi, chúng tôi không chỉ được chiêm ngưỡng đỉnh núi Ngọc Linh huyền thoại, nghe kể chuyện vùng Sâm Ngọc Linh, thưởng thức những giai điệu du dương của tiếng đàn đá, xem điệu múa của những cô gái Xơ-đăng… mà câu chuyện thoát nghèo của đồng bào DTTS ở nơi đây cũng đầy ấn tượng.

Nhìn căn nhà khang trang, cùng nhiều đồ dùng sinh hoạt hiện đại của gia đình anh Trần Văn Vối ở thôn 1, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, ít ai biết rằng, chỉ 1-2 năm trước đây, gia đình anh thuộc hộ nghèo. Nhờ hướng dẫn cách làm ăn, sau khi trừ các khoản chi phí từ nuôi bò, trồng keo, trồng chuối, thu mua đót cho bà con trong thôn, mỗi năm gia đình anh còn dư hơn 50 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ với một hộ gia đình vừa thoát nghèo. Tất cả đều xuất phát từ sự giúp đỡ đầy tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, cụ thể là Phòng Kinh tế-Hạ tầng, UBND huyện Nam Trà My.

Nỗ lực thoát nghèo đang trở thành phong trào lan tỏa trên nhiều bản làng Nam Trà My. Ảnh: Thanh Huyền Nỗ lực thoát nghèo đang trở thành phong trào lan tỏa trên nhiều bản làng Nam Trà My. Ảnh: Thanh Huyền

“Được cán bộ hướng dẫn rồi hai vợ chồng quyết tâm làm ăn. Nay cuộc sống đã tạm ổn, con cái được học hành. Nhìn bà con làm được thì mình làm theo”, anh Trần Văn Vối, Thôn 1, xã Trà Don chia sẻ.

Ông Nguyễn Công Dũng, Trưởng phòng Kinh tế- Hạ tầng, UBND huyện Nam Trà My cho biết: Trong cơ quan, anh em thống nhất trích 6 ngày công trong một năm cũng như cơ quan sẽ tiết kiệm chi hoạt động để giúp từ 2-5 triệu đồng/hộ. Đơn vị sử dụng tiền đó để mua dụng cụ lao động, hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn bà con cách làm ăn. Quan trọng là phải cầm tay, chỉ việc cụ thể. Thường xuyên theo dõi quá trình lao động, sản xuất của đồng bào.

Trong câu chuyện giúp dân thoát nghèo tại huyện Nam Trà My, mỗi cơ quan, đơn vị đều có cách làm khác nhau. Nhưng chung nhất vẫn là giúp đỡ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản của người dân. Với Ban Dân vận Huyện ủy, đơn vị có 6 cán bộ, công chức, song bằng nhiều cách làm phù hợp, đơn vị đã giúp hai hộ thoát nghèo. Trong đó hộ bà Đinh Thị Lệ Vui, Làng Tăk Ven, xã Trà Mai không những thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá, giàu tiêu biểu của huyện Nam Trà My. Từ phương pháp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp của cán bộ huyện, gia đình bà Đinh Thị Lệ Vui đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, cũng như diện tích trồng trọt. Sau khi trừ các khoản chi phí, bà Vui đã có lãi từ chăn nuôi, trồng trọt gần 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết: Nam Trà My là huyện khó khăn, có 97% dân số là đồng bào DTTS. Từ đầu năm 2015, huyện Nam Trà My triển khai cuộc vận động “3 công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”. Ngay khi chủ trương được ban hành đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cán bộ và người dân. Trong năm 2015, có gần 400 hộ ở 10 xã đăng ký thoát nghèo và có 150 hộ cận nghèo đăng ký thoát nghèo vượt trên chuẩn cận nghèo. Các hộ đăng ký thoát nghèo được hỗ trợ vắc-xin tiêm phòng cho gia súc; được tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm lúa nước, trồng sâm Ngọc Linh…Với chính sách khuyến khích đó, trong năm 2015, toàn huyện đã có 435 hộ thoát nghèo... Năm 2018, huyện Nam Trà My đặt ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7-8% trên toàn huyện và đã có 244 hộ đăng ký thoát nghèo trong đợt I.

THANH HUYỀN - TẤN SỸ

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.