Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vận động cử tri không đi bầu cử là hành vi vi phạm pháp luật

PV - 10:50, 05/05/2021

Thời gian gần đây, xuất hiện một số luận điệu tuyên truyền, “lời vận động” kêu gọi cử tri không tham gia bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Việc phát tán, tuyên truyền các luận điệu này là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 Người dân tỉnh Sơn La thực hiện quyền bầu cử tại cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV. (Ảnh: NT).
Người dân tỉnh Sơn La thực hiện quyền bầu cử tại cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV. (Ảnh: NT).

Tham gia bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực của Nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực Nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy Nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

Quyền bầu cử đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể, Điều 27 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định". Nhà nước ta luôn phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, quyền bầu cử, ứng cử được coi là quyền quan trọng của công dân, đi đôi với quyền là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Do đó, vận động cử tri không đi bầu cử là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân.

Điều 95, Chương X, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: "Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự".

Điều 160, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm nói trên:

“Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Với việc bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước, người dân đã trực tiếp tổ chức ra Nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình để thay mặt mình thực hiện quyền lực Nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy Nhà nước để tổ chức, điều hành các hoạt động quản lý xã hội. Đại bộ phận cử tri đều hiểu rõ điều này. Tuy nhiên, trước những luận điệu chống phá, những “lời vận động” kêu gọi cử tri không đi bầu cử..., đòi hỏi mỗi công dân cần đề cao cảnh giác; kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Thực tiễn cho thấy, ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp luôn là ngày hội lớn của toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta; sự kiện chính trị quan trọng của xã hội. Theo kế hoạch, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức trên phạm vi cả nước vào ngày 23/5/2021. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới; toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội các cấp. Thực hiện đúng, đủ quyền bầu cử không chỉ thể hiện trách nhiệm chính trị của mỗi cử tri mà còn là cách để mỗi cử tri góp sức vào thành công của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; trực tiếp đập tan các luận điệu chống phá của các thế lực phản động, thù địch./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.