Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc: Hội thảo góp ý Đề cương Đề án theo Nghị quyết số 137 của Chính phủ

PV - 14:41, 09/04/2019

Ngày 9/4/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo góp ý Đề cương Đề án “Bảo vệ và phát triển các DTTS dưới 10 nghìn người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc” theo Nghị quyết số 137 của Chính phủ. Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT chủ trì Hội thảo. Tham dự có các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án, đại diện một số bộ, ngành Trung ương, các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.

Toàn cảnh Hội thảo Toàn cảnh Hội thảo

Tại Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Chính phủ đã giao cho UBDT xây dựng Đề án “Bảo vệ và phát triển các DTTS dưới 10 nghìn người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc” (gọi tắt là Đề án).

Theo Dự thảo Đề cương Đề án: Việc bảo vệ các DTTS rất ít người sẽ tạo năng lực phát triển để đồng bào các dân tộc nhanh chóng hòa nhập với sự phát triển, với xã hội đương đại. Tạo cơ hội để đồng bào DTTS tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế, nhằm bảo đảm yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn của đồng bào dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào thực hiện các quyền cơ bản, quyền phát triển đầy đủ bình đẳng với các dân tộc khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo vệ và phát triển các DTTS rất ít người sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ giống nòi, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông phát biểu kết luận Hội thảo. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông phát biểu kết luận Hội thảo.

Tại Hội thảo, đa số các đại biểu đồng thuận cao với Đề cương Đề án. Một số ý kiến cho rằng: Cần bám sát các chỉ tiêu của Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII và Nghị quyết 137 của Chính phủ để xây dựng Đề án. Cần đánh giá sự tác động của Đề án đối với các chính sách dân tộc khác để đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp, khả thi. Xây dựng các mô hình chuyên đề để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương. Không nên tham vọng giải quyết quá nhiều mục tiêu trong khi nguồn kinh phí có hạn; cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng dân số của 16 dân tộc rất ít người; xác định rõ đối tượng, phạm vi của Đề án…

Đánh giá cao các ý kiến của đại biểu tham dự Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông yêu cầu Ban soạn thảo Đề án tiếp thu các ý kiến của đại biểu và khẳng định: Cần bám sát Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII và Nghị quyết 137 của Chính phủ để xây dựng Đề án, đảm bảo không trùng lặp, phân tán nguồn lực. Cần sớm ban hành phiếu điều tra để thực hiện việc khảo sát, đảm bảo tiến độ, sớm trình Chính phủ phê duyệt Đề án.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.