Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trà Vinh: 300ha nghêu chết, người dân đứng ngồi không yên

PV - 09:10, 26/06/2018

Hơn 300ha nghêu chết, gây thiệt hại sản lượng khoảng 500 tấn đang khiến hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) lâm cảnh khốn khó.

Những ngày giữa tháng 6, HTX nuôi nghêu Tiến Thành và Tổ hợp tác nuôi nghêu Hai Thủ ở xã Long Hòa đang thu hoạch vớt vát 1 vụ nuôi thất bát do nghêu chết hàng loạt. Ông Phạm Văn Trường, Giám đốc HTX nuôi nghêu Tiến Thành cho biết, vào vụ thu hoạch năm nay, nghêu của HTX chết trắng trên bãi với diện tích nuôi 200ha, ước tính thiệt hại hơn 50% sản lượng.

Theo ông Trường, bình thường với vốn đầu tư 5 tỷ đồng, sẽ thu hoạch được 500 tấn nghêu, thu về 10 tỷ đồng. “Năm nay không có lãi rồi. 318 xã viên, trong đó hơn 50% là hộ nghèo, cận nghèo của HTX chúng tôi sẽ có 1 năm khó khăn thêm”, ông Trường nói.

Cách đó không xa, ông Huỳnh Văn Hoàn, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hai Thủ cho biết, nếu nghêu không chết, dự kiến sản lượng thu hoạch năm nay của Tổ là 250 tấn trên diện tích nuôi 100ha. Thế nhưng, vụ này chỉ thu hoạch được gần 100 tấn. Tính ra, thiệt hại hơn 3,3 tỷ đồng. Tình trạng nghêu chết khiến 40 hộ nghèo, cận nghèo trong tổng số 107 thành viên sẽ thêm khó khăn hơn vì không có lợi nhuận để chia.

Nhiều diện tích nghêu chết bất thường ở Trà Vinh. Nhiều diện tích nghêu chết bất thường ở Trà Vinh.

 

Còn ông Nguyễn Văn Nguyên (ngụ ấp Hai Thủ) là xã viên có 30 cổ phiếu tại HTX Tiến Thành và 15 cổ phiếu tại Tổ hợp tác Hai Thủ buồn bã nói: “Năm ngoái trúng lớn, tôi được chia lợi nhuận ở cả HTX và Tổ hợp tác đến 45 triệu đồng. Năm nay, dù chưa kết thúc vụ thu hoạch, nhưng qua thông tin của Chủ nhiệm thì nghêu chết quá nhiều, sẽ không có lợi nhuận để chia nên rất xót, rất hụt hẫng”.

Lý giải về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Bí thư Chi bộ ấp Hai Thủ cho biết, gần các đầm nuôi nghêu có rất nhiều đầm nuôi tôm công nghiệp. Hiện, các đầm nuôi tôm phát triển ồ ạt nhưng hầu hết không có hồ lắng xử lý, mà xả thải trực tiếp ra biển. Rất có thể đây là nguyên nhân khiến nghêu chết.

“Nước thải đó có màu xanh đậm, hôi và ngứa dữ lắm”, ông Nguyên nói. Chỉ riêng ấp Hai Thủ có 315 hộ dân, thì đến 90% số hộ nuôi tôm. Trong đó, 98 hộ nuôi tôm công nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Thưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Long Hòa cho biết: năm nay, xảy ra tình trạng nghêu chết ở HTX Tiến Thành và Tổ hợp tác Hai Thủ với mức độ từ 50-70%, gây thiệt hại sản lượng hơn 500 tấn. Toàn xã hiện có 1.600ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 320ha nuôi tôm công nghiệp nhưng có hơn 50% diện tích nuôi tôm công nghiệp không xử lý mà xả thải trực tiếp ra biển.

Việc xả thải không qua xử lý, theo ông Thưởng, xảy ra chủ yếu ở các hồ nuôi có diện tích nhỏ, không còn diện tích làm hồ lắng. “Việc nghi vấn nghêu chết do ảnh hưởng từ việc xả thải của nuôi tôm công nghiệp không qua xử lý là có cơ sở. Bởi vừa rồi, qua lấy mẫu nghêu chết phân tích, thì có vi khuẩn vibrio, mà vi khuẩn này gây bệnh trong con tôm thẻ chân trắng. Khi tôm bị bệnh, một số hộ không có hồ xử lý mà thải trực tiếp ra nên có thể đã phát tán ra môi trường bên ngoài”, ông Thưởng nói.

Thiên Đức

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.