Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Ia Đal

PV - 10:20, 21/10/2022

Triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã xuất hiện nhiều hơn những cách làm, mô hình mới để thay đổi đời sống người dân.

Nhiều hộ dân trên địa bàn xã mạnh dạn vay vốn để chăn nuôi bò. (Ảnh: VT)
Nhiều hộ dân trên địa bàn xã mạnh dạn vay vốn để chăn nuôi bò. (Ảnh: VT)

Giữa năm 2021, hộ ông Trương Văn Phúc (dân tộc Mường) ở thôn Chư Hem đang là hộ nghèo, gặp khó khăn về tài chính, nên không dám đầu tư các mô hình kinh tế mới, chỉ có nguồn thu nhập chính từ việc làm công nhân cao su. Nắm bắt được tình hình khó khăn của gia đình, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Đal vận động ông Phúc tham gia mô hình nuôi heo lai rừng do xã triển khai, đồng thời hỗ trợ 15 triệu đồng để gia đình thực hiện mô hình.

Với số tiền trên, ông Phúc mua 10 con heo giống, tận dụng những vật liệu cũ để xây dựng chuồng trại. Thức ăn nuôi heo được ông Phúc lấy từ cây chuối, cám gạo, rau khoai tự trồng… nên chi phí chăm sóc đàn heo không tốn là bao. Sau vài tháng tham gia mô hình, đàn heo bắt đầu sinh sản, giúp gia đình có thêm thu nhập. Nhờ vậy, cuối năm 2021, gia đình anh Phúc là 1 trong 39 hộ thoát nghèo.

Cũng trong khuôn khổ mô hình nuôi heo lai rừng do xã triển khai, từ sự hỗ trợ của Huyện đoàn Ia H’Drai và Chương trình Phụ nữ biên cương, Đoàn xã Ia Đal đã tham gia quản lý, hỗ trợ 2 cặp heo giống cho 2 gia đình là hộ đồng bào DTTS nghèo. Sau khi heo giống của các hộ này sinh sản, Đoàn xã sẽ lấy 1 cặp heo con chuyển cho hộ nghèo người DTTS khác chăm sóc.

Thực tế cho thấy, mô hình nuôi heo lai rừng phù hợp và mang lại hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn xã có 65 hộ tham gia mô hình với tổng số hơn 500 con heo.

Cùng với mô hình nuôi heo lai rừng, xã Ia Đal vận động người dân tham gia mô hình nuôi bò sinh sản. Với nguồn vốn 325 triệu đồng được hỗ trợ từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, xã Ia Đal đã thành lập Tổ hợp tác (THT) nuôi bò sinh sản tại thôn 4 với 10 thành viên. Mỗi thành viên tham gia sẽ được cho vay 32,5 triệu đồng và trả dần trong 3 năm. Số tiền các thành viên trả lại sẽ được xã cho các hộ khác vay để tham gia mô hình nuôi bò sinh sản. Hiện tại THT bò sinh sản đã phát triển lên 13 thành viên, với giá trị hiện tại đàn bò của THT hơn 420 triệu đồng.

Nuôi hươu sao là một trong những mô hình tiêu biểu khi thực hiện Cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm tại xã Ia Đal. (Ảnh: V.T)
Nuôi hươu sao là một trong những mô hình tiêu biểu khi thực hiện Cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm tại xã Ia Đal. (Ảnh: V.T)

Ngoài mô hình nuôi bò sinh sản của THT, nhiều hộ dân trên địa bàn xã còn mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để chăn nuôi bò. Hiện tại trên địa bàn xã có 208 hộ chăn nuôi bò, với tổng số hơn 1.250 con.

Một trong những mô hình chăn nuôi điển hình trên địa bàn xã Ia Đal được nhiều người biết đến là nuôi hươu sao. Mô hình này đòi hỏi người nuôi phải đầu tư nhiều cùng kỹ thuật chăm sóc, làm chuồng phức tạp, nên cán bộ xã phải theo dõi, bám sát, hướng dẫn người dân để mô hình đạt hiệu quả.

Cùng với đó, để các hộ nuôi hươu sao có thể cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, xã đã thành lập một THT nuôi hươu sao ở thôn 3 và thôn Ia Đal có 5 thành viên tham gia với số hươu sao ban đầu là 12 con.

Ngoài THT, trên địa bàn xã còn có 2 hộ dân mạnh dạn vay vốn để nuôi hươu sao. Đến nay, trên địa bàn xã có tổng cộng 27 con hươu sao đang phát triển tốt và bắt đầu cho thu nhập.

Chị Nguyễn Thị Thuận - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Đal cho biết: Ngoài những mô hình trên, xã Ia Đal còn vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế. Trong năm 2022, xã Ia Đal đã trồng được khoảng 70 ha cây ăn trái, 31ha cây dược liệu, 120 ha cây rừng. Cùng với đó, khi triển khai Cuộc vận động, xã còn vận động người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm… Trong thời gian tới, xã tiếp tục cùng mặt trận, các đoàn thể tiếp tục theo dõi, bám sát các mô hình đang triển khai để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.