Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tập trung phát triển 15.000 HTX hoạt động có hiệu quả

PV - 14:37, 06/09/2018

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và Quyết định số 461/QĐ-TTg về phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

 

Thông báo kết luận nêu rõ, kinh tế hợp tác,

hợp tác xã có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Trong thời gian qua, mặc dù còn khó khăn, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (khoảng 5,6% GDP) đến nay kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp mà nòng cốt là hợp tác xã đã thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài và có bước phát triển khởi sắc, nhất là việc thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, với kết quả đánh giá xếp loại hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong năm 2017 có trên 46% hợp tác xã hoạt động có hiệu quả là tiền đề để phấn đấu đạt được mục tiêu phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng hoạt động của hợp tác xã còn yếu kém, thu nhập của hợp tác xã và thành viên thấp, dẫn đến người dân không tích cực tham gia vào hợp tác xã. Quy mô hợp tác xã chưa phù hợp, vẫn còn tồn tại nhiều hợp tác xã đông thành viên, chủ yếu hoạt động dịch vụ đầu vào do liên kết lỏng lẻo nên vai trò của các hợp tác xã đối với thành viên rất hạn chế...

Để triển khai thực hiện Đề án 15.000 hợp tác xã hiệu quả, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu nâng cao nhận thức về sự cần thiết thực hiện Đề án 15.000 hợp tác xã, quán triệt chủ trương phát triển hợp tác xã gắn với thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất và thực hiện liên kết đầu vào, đầu ra với doanh nghiệp nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp để giúp cho người nông dân hạn chế rủi ro, phát huy vai trò của kinh tế hộ, tăng cường liên kết nông dân trong hợp tác xã với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự vào cuộc của các doanh nghiệp, nhà khoa học.

Các ngành, các cấp hỗ trợ về cơ chế, chính sách và tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, đặc biệt cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đối với việc phát triển hợp tác xã, lưu ý khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý và hành chính gò ép và thành lập hợp tác xã hoạt động không có hiệu quả, phải chú ý đến chất lượng các hợp tác xã, kiên quyết không chạy theo thành tích xây dựng nông thôn mới mà thành lập các hợp tác xã không chất lượng; hỗ trợ để các hợp tác xã thực hiện tốt việc cung ứng các dịch vụ, đem lại lợi ích thiết thực cho thành viên, lấy hiệu quả của từng thành viên nông dân là thước đo hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.

Hoàn thiện thể chế pháp lý để phát triển kinh tế tập thể, HTX

Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với các hợp tác xã yếu kém đã ngừng hoạt động; nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém để đạt tiêu chí có hiệu quả, trong năm 2018 phải hoàn thành giải thể hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác đối với các hợp tác xã yếu kém đã ngừng hoạt động lâu ngày.

Đồng thời duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả; thành lập mới và tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả theo các ngành hàng chủ lực của quốc gia và địa phương và gắn với sản phẩm đặc trưng làng, xã theo lợi thế của các vùng miền.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Chính phủ; xây dựng và triển khai các đề án, kế hoạch ưu tiên đến 2020 với các nội dung: Kế hoạch phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp; đề án nâng cao năng lực sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp thông qua các hình thức đào tạo nghề ở nước ngoài bằng nguồn vốn xã hội hóa; tổ chức lại, tái cơ cấu các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; thành lập và tổ chức hoạt động của định chế tài chính. Trong quá trình thực hiện, có báo cáo đánh giá sơ kết, tổng kết định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc tăng cường liên kết để phát triển cả thị trường trong nước và xuất khẩu; 07 hình thức liên kết đều phải gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Về nguồn lực, huy động các nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước theo các chương trình quốc gia, dự án hỗ trợ, huy động các nguồn lực khác, trong đó quan trọng là nguồn vốn tín dụng để hợp tác xã vay vốn hoạt động. Về tài sản thế chấp xác lập các tài sản hình thành qua các dự án đầu tư và các tài sản khác của hợp tác xã cũng là tài sản được đem thế chấp vay vốn. Các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần bố trí để thực hiện bảo lãnh cho hợp tác xã vay vốn; huy động các ngân hàng thương mại đầu tư tăng vốn cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất bố trí, cân đối các nguồn vốn hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh thành phố căn cứ các nội dung được giao trong Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và Quyết định 461/QĐ-TTg để chỉ đạo và triển khai thực hiện; rà soát để điều chỉnh, bổ sung các nghị quyết, đề án, kế hoạch của địa phương đã ban hành phù hợp và thống nhất các mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án 15.000 hợp tác xã; từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện; bổ sung nguồn lực, nhất là lồng ghép các nguồn lực của Trung ương, địa phương và các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện. Đẩy mạnh phân loại, đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp để đề ra mục tiêu phù hợp. Mục tiêu không chỉ gia tăng giá trị, thu nhập của hợp tác xã mà mục đích cuối cùng là nhằm gia tăng giá trị và thu nhập của từng hộ thành viên nông dân; quan tâm bố trí địa điểm để hợp tác xã xây dựng trụ sở và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện để hợp tác xã hoạt động và là điều kiện để thế chấp vay vốn cho hợp tác xã; quan tâm đến các tổ hợp tác để hỗ trợ phát triển lên thành lập hợp tác xã, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá để có những điều chỉnh và chỉ đạo kịp thời.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ hợp tác xã nông nghiệp là vấn đề quyết định đến sự phát triển hợp tác xã: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các trường của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần tăng cường phối hợp các địa phương để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, tiếp tục tăng cường hỗ trợ và đưa cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại hợp tác xã, thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ cho lao động hợp tác xã tại nước ngoài.

Theo cổng TTĐT Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.