Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Tại sao phải lựa chọn quỳ?

PV - 14:13, 19/06/2018

Thời gian gần đây, dư luận cả nước xôn xao về hình ảnh các cô giáo tại nhóm cơ sở dạy trẻ mầm non tư thục Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Giáo dục Minh Sang quỳ gối xin dạy.

Trước đó, cơ sở mầm non này liên tục có sai sót, khiếm khuyết như tuyển sinh vượt số lượng; chưa có các chứng chỉ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm; thiếu nhiều thủ tục pháp lý liên quan… Sau nhiều lần nhắc nhở, nhưng Công ty chủ quản không khắc phục và hoàn thiện, do đó cơ quan chức năng ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động.

Hình ảnh các giáo viên quỳ gối xin đi dạy ở Nghệ An. Hình ảnh các giáo viên quỳ gối xin đi dạy ở Nghệ An.

 

Như vậy, rõ ràng là tập thể giáo viên này không bị ai dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực cũng như yêu cầu phải “quỳ” để xin dạy học lại. Hành động đó, xuất phát từ chính các giáo viên, với mục đích là bỏ qua lỗi lầm và tiếp tục được dạy học. Mặc dù lý do các cô đưa ra có vẻ dễ được thông cảm. Như hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc dạy học là nghề mưu sinh duy nhất…

Thế nhưng, xét ở góc độ pháp luật, quan hệ giữa cô giáo với học sinh và phụ huynh học sinh là quan hệ dân sự. Tức là quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia. Và khi nghĩa vụ của giáo viên không được thực hiện đầy đủ cũng đồng nghĩa là học sinh và phụ huynh sẽ bị thiệt thòi. Như vậy, nếu giáo viên “xin” được đi dạy, thì ai đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các học sinh và phụ huynh.

Hơn nữa, xét ở góc độ đạo đức, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các giáo viên này đã nhận ra những sai phạm của mình. Đứng trước sai phạm, các cô có nhiều sự lựa chọn để ứng xử. Việc xin lỗi là cần thiết, nhưng xin lỗi chân thành là việc nhận ra lỗi lầm và sẵn sàng sửa lỗi. Cơ quan chức năng mới tạm đình chỉ hoạt động cũng có nghĩa là cơ sở sẽ được hoạt động trở lại khi đã khắc phục các sai sót và bổ sung, hoàn thiện các thủ tục pháp lí…

Buồn thay, thay vì chọn lựa một thái độ chân thành, hành động chuẩn chỉnh, các giáo viên này lại dùng “lòng trắc ẩn” để mặc cả với các sai phạm của mình.

Ngẫm từ việc “quỳ gối” của các giáo viên, chúng ta cũng buồn cho nhiều đối tượng trong xã hội hiện nay đang chọn lựa thái độ sống luồn cúi. Dẫu biết rằng, ai cũng vì miếng cơm, manh áo của mình và gia đình. Thế nhưng, thay vì lựa chọn tư thế sống đàng hoàng, cần mẫn trong công việc, biết nhìn nhận và sửa chữa lỗi lầm, thì không ít người hiện nay chỉ biết bợ đỡ, khi sai thì “quỳ gối xin lỗi” rồi lại tiếp tục làm sai.

KẺ SĨ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!