Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam: Bế tắc khi không tìm được đầu ra

PV - 10:10, 26/03/2022

Lâu nay, chuyện bán mua tác phẩm nhiếp ảnh vẫn là điều tế nhị với giới nghề, tựu trung là bởi ảnh nghệ thuật tiêu tốn kha khá tiền của các tay máy trong khi họ lại không có nguồn thu.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 Phong trào chơi ảnh nghệ thuật tại Việt Nam đang ngày một lớn mạnh với số lượng các tay máy tăng lên đáng kể và lượng phương tiện máy móc được đầu tư thuộc diện “khủng”. Thế nhưng, phong trào ấy hoàn toàn chưa tương xứng với chất lượng tác phẩm, điều này thể hiện ở việc gần như không thể tìm được đầu ra cho tác phẩm, từ những bức đoạt giải thưởng quốc tế cho tới các giải thưởng trong nước.

Chơi ảnh theo phong trào

Theo nhà nhiếp ảnh Lê Hồng Linh, điều đáng buồn trong hoạt động sáng tác tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam là chỉ theo phong trào, mang tính lãng mạn. Các tay máy bỏ tiền ra đầu tư thiết bị và bỏ nhiều công sức chụp ảnh nhưng “đứa con tinh thần” lại không có người mua. Hầu hết họ đang chơi ảnh hơn là quan tâm tới việc bán mua tác phẩm. Ảnh triển lãm nhóm, triển lãm cá nhân rồi đến các bức ảnh giành giải quốc tế và trong nước mới dừng lại trong khuôn khổ của sự kiện. Sau triển lãm là cất vào kho hoặc để “cúng thần Facebook”. Trong khi đó, các nhà nhiếp ảnh quốc tế chụp Việt Nam lại bán được giá rất cao. Điều đó làm ông Lê Hồng Linh khá bức xúc.

Bà Trần Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khẳng định, so với một số loại hình nghệ thuật như mỹ thuật chẳng hạn, thì đầu ra cho các tác phẩm nhiếp ảnh hiện nay rất hạn chế. Tác phẩm nhiếp ảnh ít khi được bán với giá trị cao, có chăng, các tác giả chỉ bán được tác phẩm qua những mối quan hệ cá nhân để trang trí, làm quà tặng, đăng báo, tạp chí... nhưng không thường xuyên. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân xin ảnh tác giả để sử dụng, hay thậm chí tự ý lấy trên mạng rồi vô tư dùng cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, hay trang trí ở gia đình, trụ sở công ty, thậm chí ở các cơ quan nhà nước vẫn diễn ra thường xuyên.

“Thực trạng này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm huyết nghề nghiệp của các tác giả, khiến họ chỉ xem đây là một sân chơi và cũng không dám chọn nhiếp ảnh là nghề chính để mưu sinh và nuôi sống gia đình. Việc buôn bán các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật ở Việt Nam không mới, nhưng hiện chỉ có rất ít các nhiếp ảnh gia, gallery đang kinh doanh tác phẩm ảnh một cách chuyên nghiệp. Còn lại, hầu hết các tác giả, kể cả nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, chủ yếu chụp ảnh để thoả mãn đam mê nghệ thuật. Cho nên, có thể khẳng định, đa phần các nhiếp ảnh gia Việt Nam không sống được bằng việc bán tác phẩm ảnh mà phải dựa vào nguồn thu nhập khác”, bà Trần Thu Đông nhấn mạnh.

Thị trường nhiếp ảnh chưa hình thành

Khác với nhiều loại hình nghệ thuật có thể định giá thực tế một cách tương đối, nhiếp ảnh cho đến nay vẫn thật khó “cân đong đo đếm”, cho nên ở Việt Nam chưa hề có thị trường nhiếp ảnh rõ ràng và vẫn đang còn nhiều vấn đề cần được tháo gỡ. Với những nghệ sĩ, ngoài việc sáng tác thỏa mãn đam mê thì việc bán tác phẩm vẫn còn rất hạn chế, còn công chúng thì lại đang thiếu những “kênh” thông tin để tiếp cận các giá trị nghệ thuật nhiếp ảnh. Tiềm năng rất lớn nhưng chúng ta đang thiếu một thị trường ảnh phát triển, minh bạch và chưa có đủ không gian để kích thích tiềm năng ấy.

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có hơn 1.000 hội viên, còn giới nhiếp ảnh cả nước cũng có tới hàng nghìn tay máy tự do. Số lượng ảnh hàng năm thực hiện rất lớn, lên đến hàng chục nghìn ảnh, nhưng hiện ở Hà Nội chỉ có một vài gallery ảnh kinh doanh lẫn với các mặt hàng lưu niệm cho du khách và đa phần các tác phẩm nhiếp ảnh được mua bán dưới dạng hàng hóa lưu niệm.

Tuy vậy, không phải tất cả các tay máy đều chịu đầu hàng trước hoàn cảnh. Dù thị trường nhiếp ảnh trong nước còn chưa hình thành, các sàn giao dịch nhiếp ảnh nghệ thuật cũng chưa xuất hiện, các gallery chấp nhận bán ảnh nghệ thuật chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng nhiều tay máy đã vươn tầm ra thế giới, tới với các sàn giao dịch điện tử như Amazon, các trang web giới thiệu điểm đến du lịch trên thế giới... Tất nhiên, để làm được điều này, nghệ sĩ cần phải có ngoại ngữ tốt, khẳng định vị thế, tên tuổi tại các cuộc thi quốc tế và chịu khó dấn thân với nghề bằng việc đổi mới, sáng tạo trong thể hiện tác phẩm.

Theo kinh nghiệm chia sẻ của Khánh Phan, một tay máy nữ sống tốt với sáng tác nhiếp ảnh nghệ thuật, cô có thu nhập đều đều từ các đại lý bán ảnh nghệ thuật quốc tế như Solent News và vài phòng tranh khác ở châu Mỹ Latinh, Pháp. Mỗi bức ảnh ký gửi cho đại lý được chia 50-50 cho người bán và người sáng tác. Ngoài ra, ảnh bán lẻ của Khánh Phan được nhiều tạp chí trên thế giới tìm mua. Nữ nhiếp ảnh gia này nhận xét, ảnh chụp về Việt Nam dễ bán. Nhưng bán được hay không là do danh tiếng và quan hệ. Chụp ảnh đẹp là một chuyện, bán được ảnh là câu chuyện khác. Một bên là sáng tác nghệ thuật, một bên là thương mại. Cũng theo tiết lộ của Khánh Phan, để tạo dựng tên tuổi, cô đã đi lên từ các cuộc thi ảnh quốc tế. 

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.