Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rừng gỗ quý của ông Tăng Tống Khìn

PV - 15:06, 18/06/2019

Từng là một gã giang hồ khét tiếng vùng biên, ông Tăng Tống Khìn, sinh năm 1956 đã gác lại quá khứ lang bạt để về xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trồng rừng gỗ quý. Điều đặc biệt là, ông không trồng để khai thác mà trồng để giữ rừng cho mai sau.

Dưới tán rừng ông Khìn trồng thêm các loại rau để cải thiện cuộc sống. Dưới tán rừng ông Khìn trồng thêm các loại rau để cải thiện cuộc sống.

“Gác kiếm” về rừng

Dẫn chúng tôi đến một mỏm đá cao nằm cheo leo trên đỉnh núi, ông Khìn giới thiệu: “Toàn bộ khu rừng nghiến, lim, sến, táu... này là của tôi, dưới chân núi là rau bò khai, trong các kẽ đá là cây mận... Đây là công lao vun trồng, bảo vệ suốt hơn 20 năm nay của tôi”.

Nói rồi ông trần tình với chúng tôi về cái duyên với rừng, với gió núi mây ngàn. Ông Khìn kể, quê gốc của ông vốn ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Hồi nhỏ, khi ấy còn chưa đóng cửa rừng nên cuộc sống của gia đình ông dựa hoàn toàn vào rừng, muốn lấy củi đốt thì vào rừng, thực phẩm hằng ngày cũng dựa vào việc đánh bẫy.

Năm lên 16 tuổi, ông theo gia đình chuyển sang xã Bình Trung, huyện Cao Lộc sinh sống trong hoàn cảnh cả nhà không có nổi một bát gạo nấu cháo, ruộng vườn không có, đồi núi cũng không. Khi đi vay, hàng xóm thì nhiều người không cho vì sợ ông không trả được nợ. Ông lại lên rừng đánh bẫy thú đem đổi gạo và bán, số tiền dư ra, ông dồn để đầu tư vào buôn bán.

Đến năm 1993, khi Nhà nước triển khai việc giao đất giao rừng cho người dân quản lý, ông Khìn xin được nhận khoán 30ha rừng núi đá, chính thức từ giã nghề buôn bán để gắn bó với rừng.

Ông Khìn tận dụng những hang đá trong rừng để nuôi dê. Ông Khìn tận dụng những hang đá trong rừng để nuôi dê.

Trồng rừng cho mai sau

Dẫn chúng tôi đến một góc rừng của mình, ông Khìn nhớ lại thời điểm mới nhận rừng: “Lúc đó, khu rừng núi đá bị chặt phá tan hoang, khu vực này toàn đá lởm chởm không còn màu xanh nên người dân xung quanh không ai nhận, thế rồi tôi xin chính quyền nhận quản lý khu vực này và được chính quyền chấp nhận. Lúc ấy, người dân quanh vùng chủ yếu là trồng các loại cây sớm được khai thác như keo, thông… nhưng tôi lại đi ngược điều này. Trên 30ha rừng được nhận, tôi trồng các loại cây gỗ quý lâu năm như đinh, lim, sến, táu, nghiến…”.

Ông Khìn cho biết, những loại gỗ quý này muốn thu hoạch phải trồng từ vài chục đến cả trăm năm. Do đó, ông trồng rừng không phải để thu hoạch mà là trồng rừng cho mai sau. Để duy trì cuộc sống dưới tán rừng này, ông đã trồng các loại cộng sinh khác như rau bò khai, rồi nuôi sóc, nhím và chăn nuôi dê... Ông cho biết, qua hơn 20 năm chăm sóc, giờ đây những cây gỗ quý đã to bằng cả một ôm người. Những cây gỗ này giúp cho đất đai màu mỡ hơn, tạo khí hậu mát mẻ để phát triển các ngành nghề khác.

Theo lời ông Khìn nếu khai thác hết số lượng rau bò khai có trong rừng để bán, thì mỗi ngày gia đình ông có thể thu về 1,5 đến 2 triệu đồng. Đó là chưa tính thu nhập từ chăn nuôi dê. Mô hình trồng rừng của gia đình ông đã được một số tỉnh như Bắc Kạn, Cao Bằng đến để thăm quan, học hỏi để nhận rộng ra nhiều nơi khác.

Riêng với rừng gỗ quý, cũng đã có nhiều người ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn tới xin mua lại với giá hơn 3 tỷ đồng nhưng ông nhất quyết không bán. Ông bảo: “Tôi giữ rừng là để cho đời sau, có rừng, tôi sẽ chăn nuôi được nhiều dê hơn, rau bò khai sẽ mọc dưới tán rừng rậm và gia đình tôi lại có thu nhập lâu dài, ổn định. Nếu bán rừng đi thì đời sau sẽ chẳng còn biết lấy cái gì để mà sống”.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.