Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Thọ nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Minh Thu - 07:38, 13/11/2024

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Qua đó, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Các đại biểu thăm quan gian hàng sản phẩm đặc trưng của đồng bào DTTS huyện Thanh Sơn tại Đại hội đại biểu các DTTS huyện Thanh Sơn lần thứ IV năm 2024.
Các đại biểu thăm quan gian hàng sản phẩm đặc trưng của đồng bào DTTS huyện Thanh Sơn tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thanh Sơn lần thứ IV, năm 2024

Phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Theo chia sẻ của ông Hoàng Anh Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ: Trong những năm qua, công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là công tác an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện. Sau 5 năm, các chương trình, chính sách đầu tư vùng DTTS và miền núi đã phát huy được hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện các chính sách dân tộc. Kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn; kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc”.

Ông Bùi Văn QuangChủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

Như ở Yên Lập, huyện miền núi, còn nhiều khó khăn của tỉnh, nơi có 80% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương luôn chú trọng thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc; coi đây là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, củng cố cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Bằng sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự chung tay, góp sức của Nhân dân, sau 5 năm, thu nhập bình quân đầu người của huyện Yên Lập đạt 41,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm từ 1,4%/năm; chất lượng đời sống đồng bào các DTTS được quan tâm, nâng cao về mọi mặt. Các giá trị văn hóa của đồng bào được quan tâm bảo tồn và phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS ổn định; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường…

Hay như ở huyện Tân Sơn, trong giai đoạn 2019 - 2024, đồng bào các DTTS huyện luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng được đầu tư, xây mới. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 14,67%, hộ cận nghèo còn 7,51%. Kinh tế - xã hội có bước phát triển, đồng bào phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, chung sức chung lòng xây dựng quê hương, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

Trường PTDT bán trú THCS Trung Sơn, huyện Yên Lập đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS.
Trường PTDT bán trú THCS Trung Sơn, huyện Yên Lập đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS

Qua 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III, năm 2019, nhất là trong thực hiện các phong trào thi đua do cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phát động đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh. Đã có nhiều hộ đồng bào DTTS có thu nhập cao, nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều điển hình tiên tiến trong bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ III, năm 2019, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Có 12/17 chỉ tiêu hoàn thành, vượt mục tiêu Đại hội đề ra; công tác dân tộc và các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được triển khai tích cực, hiệu quả; công cuộc phát triển KT - XH, xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đến nay, kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt; diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực; thu nhập bình quân của người DTTS đạt 37 triệu đồng/người/năm (tăng 1,75 lần lần so với năm 2019). Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn (Tổng số hộ nghèo DTTS 8.590 hộ, chiếm tỷ lệ 10% so với tổng số hộ DTTS toàn tỉnh; bình quân tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 1,34%/năm). Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; văn hóa, thông tin, truyền thông tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc.

Nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có nhiều chuyển biến tích cực (Ảnh minh họa).
Nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có nhiều chuyển biến tích cực. (Ảnh minh họa)

Phát huy kết quả đạt được, tỉnh Phú Thọ đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2029, giảm hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS xuống dưới 10% theo chuẩn hiện tại, cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; Thu nhập bình quân/người/năm của người DTTS bằng 1/2 bình quân của tỉnh; Khắc phục cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất; quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ DTTS đang cư trú, phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã có nhà văn hóa, 100% thôn có nhà văn hóa. Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Phú Thọ sẽ tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tính chủ động cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách dân tộc nói chung và Chương trình MTQG 1719 nói riêng. Đồng thời, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trong đồng bào DTTS; Tăng cường các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ: Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong thực hiện các chính sách dân tộc. Kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn; kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc.

Tỉnh Phú Thọ đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2029, giảm hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS xuống dưới 10% theo chuẩn hiện tại, cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; Thu nhập bình quân/người/năm của người DTTS bằng 1/2 bình quân của tỉnh; Khắc phục cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất; quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ DTTS đang cư trú, phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã có nhà văn hóa, 100% thôn có nhà văn hóa. Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, tỉnh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, tạo động lực thúc đẩy kinh tế số.