Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Tiên Yên chật vật tìm nơi tiêu thụ dong riềng

PV - 19:02, 18/01/2019

Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, thay vì không khí tươi vui chuẩn bị đón Tết thì những ngày này, hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Tiên Yên đang lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười” vì một lượng lớn dong riềng đến vụ thu hoạch mà vẫn chưa tìm được nơi tiêu thụ.

Tiên Yên Dong riềng đã thu hoạch mà vẫn chưa có đơn vị nào đến thu mua.

Dong riềng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của các xã 135 trên địa bàn huyện Tiên Yên là cây trồng được doanh nghiệp ký cam kết thu mua từ đầu năm nên năm 2018 các xã Đại Thành, Đại Dực, Phong Dụ và Yên Than đã mở rộng diện tích trồng cây dong riềng lên gấp 2 so với năm 2017. Đến nay, diện tích toàn huyện lên tới 170,5ha. Do chất đất tốt, năng suất dong riềng trồng ở huyện Tiên Yên đạt bình quân 53,3 tấn/ha (trung bình ở các địa phương khác là 35 tấn/ha), tổng sản lượng đạt gần 8.800 tấn.

Những tưởng năng suất, sản lượng tăng thì vụ này bà con Tiên Yên sẽ thắng lớn như năm 2017, thế nhưng đến nay, khi vào mùa thu hoạch củ, người dân mong “đỏ cả con mắt” mà vẫn chưa có đơn vị nào đến thu mua.

Huyện Bình Liêu cam kết sẽ tiêu thụ củ dong riềng cho huyện Tiên Yên với quy mô là 100ha (tương đương 3.500 tấn củ dong tươi). Đơn vị thu mua là Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu. Mặc dù đã ký biên bản ghi nhớ, thế nhưng tại cuộc làm việc mới đây nhất vào ngày 05/01/2019 giữa huyện Tiên Yên và huyện Bình Liêu, Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu đã từ chối thu mua theo cam kết với lý do, bản thân Công ty này vẫn đang còn tồn đọng hơn 100 tấn bột và 70 tấn miến dong chưa tiêu thụ được.

Để giúp bà con tiêu thụ tại chỗ, huyện Tiên Yên đã huy động 2 xưởng chế biến miến dong ở xã Đại Thành và Đại Dực thu mua 1.500 tấn củ, với giá 2.000 đồng/kg; 400 tấn củ để lại làm giống trong năm 2019. Như vậy, số lượng củ, thô vẫn còn tồn khá lớn, khoảng 7.000 tấn.

Trong khi đó, đặc điểm sinh học của loại cây này là nếu để lâu, cây mọc mầm sẽ làm tiêu bớt lượng tinh bột, giảm giá trị của dong riềng, lúc đó người dân sẽ đành phải vứt bỏ cho lợn hoặc gà ăn. Quan trọng hơn cả là nếu không tiêu thụ được, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tư tưởng của bà con vùng 135.

Được biết, ngày 9/01 vừa qua, UBND tỉnh đã ra văn bản số 168/UBND-NLN3 về việc tiêu thụ củ dong rềng và miến dong trên địa bàn huyện Bình Liêu và Tiên Yên. Trong đó, yêu cầu Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu khẩn trương phối hợp với huyện Tiên Yên để thực hiện thu mua dong riềng theo đúng cam kết. Việc thu mua phải có kế hoạch cụ thể để chính quyền cấp xã và người dân chủ động triển khai thực hiện hiệu quả; trong tháng 2/2019, Sở Công Thương phải xây dựng và ban hành kế hoạch tiêu thụ miến dong trong năm 2019...

Thiết nghĩ, trước chỉ đạo trên của UBND tỉnh, các cơ quan chức năng, địa phương và doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện để sớm tháo gỡ khó khăn và ổn định tâm lý cho người dân. Về lâu dài, bài toán tiêu thụ dong riềng ở Tiên Yên cần phải có lời giải khác. Nếu vẫn mở rộng diện tích dong riềng theo quy hoạch, huyện Tiên Yên cần tính đến bài toán xây dựng thương hiệu riêng cho địa phương, hoặc liên kết với các doanh nghiệp có năng lực thực sự, tránh rơi vào tình trạng điêu đứng do “bỏ trứng một giỏ”.

H. NGA

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.