Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những “cây đại thụ” của bản làng

PV - 10:04, 23/07/2019

Đó là cụm từ được các cấp chính quyền, đồng bào DTTS ở miền núi, vùng cao ví von khi nói đến vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Họ là những “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân, dẫn dắt người dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự; xây dựng quê hương, bản làng ngày một no ấm.

Những “cây đại thụ”

Thanh Hóa hiện có khoảng 1.400 già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín của mình, những năm qua, các già làng, trưởng bản đã cho thấy vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Già làng Lục Văn Quý, dân tộc Thái ở bản Táo, xã Trung Lý, huyện Mường Lát năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng hằng ngày, già vẫn thường xuyên cùng cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý băng rừng, lội suối, phát quang đường biên, bảo vệ cột mốc; thường xuyên tuyên truyền cho con cháu và dân bản nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ biên giới, không nghe lời xúi giục của kẻ xấu và luôn đề cao cảnh giác với các loại tội phạm.

Ông Hà Văn Tuyên là Người có uy tín bản Sại, xã Tam Lư (mặc áo trắng) đến từng nhà dân thăm hỏi, trò chuyện, nắm bắt tình hình bà con. Ông Hà Văn Tuyên là Người có uy tín bản Sại, xã Tam Lư (mặc áo trắng) đến từng nhà dân thăm hỏi, trò chuyện, nắm bắt tình hình bà con.

Ở Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Trưởng bản Chá Văn Dia nổi lên với vai trò dẫn dắt thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong tang lễ, cưới hỏi.

Pù Toong là một trong những bản khó khăn nhất trong toàn huyện Mường Lát, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp. Bên cạnh đó, lại tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, đặc biệt hủ tục tang ma không chôn cất người sau khi chết, để trên cáng tổ chức cúng bái nhiều ngày gây lãng phí, tốn kém.

Theo lời Trưởng bản Chá Văn Dia, để giúp người dân nhận thấy đây là một hủ tục cần bãi bỏ, ông đã bỏ ra rất nhiều công sức, kiên trì vận động bằng nhiều cách thức; trong đó còn vận động cả thầy cúng có uy tín đến từng hộ, chòm, bản tuyên truyền, chỉ ra những tổn hại về sức khỏe, kinh tế khi tổ chức tang ma dài ngày. Nhờ có ông mà Pù Toong trở thành bản điển hình trong việc đẩy lùi tệ nạn, phong tục lạc hậu.

Gần 20 năm làm Trưởng bản, rồi Bí thư Chi bộ bản Sại, xã Tam Lư, ngày nào ông Hà Văn Thọ, dân tộc Thái cũng làm công việc “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Ông Thọ luôn tâm niệm, để dân hiểu, dân tin và làm theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, bản thân phải thật sự gương mẫu tham gia tất cả các phong trào ở địa phương.

Đặc biệt, trong phong trào “cả bản chung sức xây dựng NTM’’, ông phối hợp với các tổ chức thôn bản, tích cực vận động bà con đoàn kết phát triển kinh tế; tham gia thực hiện đóng góp sức người, vật chất, hiến đất… qua đó, đời sống Nhân dân trong bản đã được nâng lên, với thu nhập bình quân đầu đạt 26 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,73%. Trong bản nhiều hộ đã làm được nhà kiên cố, mua sắm các vật dụng gia đình; môi trường trong bản được bà con giữ gìn xanh, sạch, đẹp.

Chăm lo cho Người có uy tín

Ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa cho biết: xác định đội ngũ Người có uy tín là vô cùng quan trọng. Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trên địa bàn, nhờ vậy, đồng bào các dân tộc luôn đồng hành cùng với Đảng, chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói, lạc hậu, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Để động viên, tôn vinh, tiếp tục phát huy vai trò Người có uy tín, già làng, trưởng bản… hằng năm, tỉnh Thanh Hóa đều thực hiện nghiêm túc chính sách cho Người uy tín; thường xuyên quan tâm đến công tác thăm hỏi, động viên, tặng quà.

Tính từ năm 2016–2018, tổng kinh phí phân bổ cho Ban Dân tộc tỉnh và các huyện có Người có uy tín trong đồng bào DTTS là hơn 20 tỷ đồng; đã thực hiện các nội dung như: cấp hơn 1,5 triệu tờ báo Thanh Hóa; hơn 470 nghìn tờ Báo Dân tộc và Phát triển; Tổ chức được 108 hội nghị cung cấp thông tin thời sự và tình hình địa phương cho 5.528 lượt Người có uy tín; tổ chức được 40 chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh cho 2.563 lượt Người có uy tín; 100% Người có uy tín được tặng quà Tết Nguyên đán và quà Tết truyền thống của các dân tộc cho 86 lượt Người có uy tín.

Thăm hỏi 529 lần đối với Người có uy tín ốm đau, Người có uy tín và thân nhân qua đời và 83 lượt gia đình Người có uy tín gặp khó khăn, hoạn nạn; khen thưởng 211 lượt Người có uy tín tiêu biểu.

“Có thể nói, diện mạo vùng núi xứ Thanh hôm nay đang khởi sắc từng ngày, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội của đồng bào các dân tộc không ngừng được nâng lên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Thành quả đó luôn có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là già làng, trưởng bản, Người có uy tín trên khắp các thôn bản vùng núi tỉnh Thanh Hóa”, ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa nhấn mạnh.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.