Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân ở xã Tân Hợp bao giờ có điện?

PV - 15:44, 12/11/2018

Nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân ở một số huyện vùng cao, tỉnh Yên Bái vẫn phải sống trong cảnh tối tăm, vì chưa có lưới điện quốc gia.

Yên Bái đang nỗ lực phủ kín lưới điện quốc gia đến các thôn bản chưa có điện. Yên Bái đang nỗ lực phủ kín lưới điện quốc gia đến các thôn bản chưa có điện.

Tân Hợp là một trong những xã xa và khó khăn nhất của huyện Văn Yên, cũng là xã có tỷ lệ thôn, bản và hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia lớn nhất của huyện này. Toàn xã có 14 thôn, thì 4 trong số đó (Khe Ca, Câu Dạo, Làng Lớn, Làng Mít) chưa có điện lưới, hầu hết các hộ ở đây đều là đồng bào DTTS.

Ông Vũ Duy Bắc, thôn Khe Ca cho biết, ở đây chưa có điện, tối đến nhà nào cũng tù mù trong ánh sáng của bếp củi và mấy chiếc đèn dầu. Không điện nên cũng chẳng có tivi để xem, người dân ở đây thiếu thông tin lắm. Buổi tối, lũ trẻ cũng không thể học được vì thiếu ánh sáng.

Khá giả nhất ở thôn Khe Ca là gia đình ông Trần Hồng Điều, nhờ đầu tư hệ thống phát điện nước nên hàng đêm không phải sống trong cảnh đèn dầu, bếp củi. Thế nhưng, hệ thống điện nước tốn cả chục triệu đồng đầu tư cũng chỉ thắp sáng được vài cái bóng đèn và 1 chiếc quạt.

Để có điện, ông và một số hộ dân có điều kiện trong thôn phải góp mỗi hộ khoảng 7 triệu đồng cùng nhau xây dựng hệ thống đập bê tông ngăn nước và mỗi hộ mua 1 củ phát điện nước với giá từ 4 đến 6 triệu đồng để lắp đặt trên dòng suối Ngòi Cạn trong thôn. Ngoài ra, hàng năm ông phải bỏ ra từ 1-2 triệu đồng để tu sửa.

“Tốn kém là vậy, nhưng mỗi lần mùa mưa lại lo ngay ngáy, chỉ sợ lũ quét đi qua làm hư hỏng hệ thống điện. Từ đầu năm đến nay, đã 5 lần lũ quét qua dòng suối Ngòi Cạn, gây thiệt hại nặng nề cho các hộ dân lắp đặt hệ thống điện nước ở đây”, ông Điều chia sẻ.

Theo ông Triệu Đình Khôi, Chủ tịch UBND xã Tân Hợp cho biết, hiện tại các thôn Khe Ca, Câu Dạo, Làng Lớn, Làng Mít có 360 hộ dân, với gần 1.500 nhân khẩu đang sinh sống tại đây, hầu hết là dân tộc Tày. Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, bà con đều nêu vấn đề thiếu điện sinh hoạt, xã cũng đã nhiều lần kiến nghị đẩy nhanh các dự án điện nông thôn để sớm đưa được điện đến với các thôn bản này nhưng chưa có tiến triển gì.

Theo thống kê của Sở Công thương Yên Bái, huyện Văn Yên hiện có 38/312 thôn, với khoảng hơn 3 nghìn hộ dân chưa có điện lưới quốc gia. Con số này của toàn tỉnh Yên Bái là 133 thôn với hơn 10 nghìn hộ dân (2017).

Ông Nguyễn Văn Thực, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Yên Bái cho biết: Để tái khởi động các dự án điện nông thôn, Sở Công thương tỉnh Yên Bái đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, khảo sát các vị trí đặt trạm biến áp, các tuyến đường dây cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, mọi việc vẫn phải chờ kinh phí của Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia mới có thể tiến hành triển khai lắp đặt.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.