Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo

Nguyệt Anh (T/h) - 11:18, 30/05/2022

Trên đỉnh Phạm Tịnh Sơn (Fanjingshan) thuộc dãy núi Vũ Lăng, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) có hai ngôi đền nhỏ được xây dựng trên đỉnh một chóp đá chẻ đôi có tên gọi là Hồng Vân Kim Đỉnh (nghĩa là đỉnh núi vàng mây đỏ).

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo

Hai ngôi đền Phật giáo đã nằm ở đó hơn 500 năm, từ thời nhà Minh, nối với nhau bằng một cây cầu hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ. 

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 1
Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 2

Ngôi đền nằm về phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho hiện tại, ngôi đền còn lại ở phía bắc thờ Phật Di Lặc, đại diện cho tương lai. 

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 3

Điều khiến đền đôi nổi tiếng và trở thành điểm hành hương hút khách bậc nhất chính là bí mật về quá trình xây dựng. Đến nay chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về cách vận chuyển vật liệu lên núi đá dựng đứng này. 

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 4

Quần thể tâm linh trên dãy núi bên dưới đỉnh Phạm Tịnh. Ngày nay, đền đôi được trùng tu, gia cố bằng các vật liệu chắc chắn hơn để chống lại sức gió mạnh, môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, công trình mà du khách thấy ngày nay vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. 

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 5

Để đến được chốn thiên đường này, trước tiên du khách phải leo hơn 8.000 bậc thang để đến ngôi đền ở phía nam, sau đó đi bộ qua cầu để tới thăm công trình còn lại ở phía bắc - như hành trình từ hiện tại tới tương lai. 

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 6

Khi leo lên hàng nghìn bậc theo các vách đá, du khách có thể chiêm ngưỡng những dòng chữ cổ có từ triều nhà Minh - Thanh, chứng minh đây là điểm hành hương linh thiêng từ rất lâu. 

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 7

Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến địa điểm kỳ diệu này để tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Fanjingshan. Nơi đây là nhà của hơn 2.000 loài thực vật và hàng trăm động vật quý hiếm.

Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo 8

Hàng trăm triệu năm trước, núi Phạm Tịnh từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương. Những cảnh quan tuyệt đẹp như vách đá dốc đứng, thung lũng sâu và thác nước hình thành từ 1 đến 1,4 tỷ năm trước còn tồn tại nguyên vẹn đến nay. Toàn bộ dãy núi Phạm Tịnh là một trong năm ngọn núi thiêng trong Phật giáo, được người dân Trung Quốc coi là bồ đề của Phật Di Lặc. Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy núi là nơi có nhiều chùa Phật giáo xây từ thời cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn đều bị phá hủy trong thế kỷ 16, ngày nay còn lại ít nhất 50 ngôi chùa. 

Phạm Tịnh Sơn được công nhận là Di sản Thiên nhiên của UNESCO vào năm 2018. 

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.