Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ An: Nhiều giải pháp xử lí nợ đọng thuế ở Nghệ An

An Yên - 06:35, 15/12/2023

Nợ thuế trên địa bàn đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023, con số nợ thuế đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng. Trước tình hình đó, ngành Thuế Nghệ An đang tích cực triển khai các giải pháp xử lý nợ đọng thuế.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn tới nợ đọng thuế cao
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn tới nợ đọng thuế cao

Theo thông tin từ Cục Thuế Nghệ An, 10 tháng đầu năm 2023, có 407 doanh nghiệp nợ 775 tỷ đồng, trong đó, 46 doanh nghiệp thuộc Cục Thuế tỉnh quản lý nợ số tiền 242,5 tỷ đồng, 196 người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế TP. Vinh quản lý có số nợ thuế 442,09 tỷ đồng, Chi cục Thuế Bắc Vinh quản lý 65 doanh nghiệp nợ 90 tỷ đồng... Tổng số nợ thuế mà các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trên địa bàn còn nợ đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, có một số doanh nghiệp với khoản nợ nhiều năm. Điển hình nhất là tình hình nợ thuế và ngân sách 332,086 tỷ đồng của Công ty CP Thương mại Minh Khang; Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu và Xây lắp thương mại BMC nợ thuế với số tiền 60 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng 16 – Vinaconex đường An Dương Vương, phường Trường Thi, TP. Vinh nợ 25 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 24 ở đường Xiêng Khoảng, xã Nghi Phú (TP. Vinh), ở số 55 đường Trường Chinh, TP. Vinh nợ 24,67 tỷ đồng; Công ty CP 482 nợ 24,42 tỷ đồng; Công ty CP Tư vấn và Xây dựng miền Trung ở số 104, đường Hải Thượng Lãn Ông, TP. Vinh nợ thuế 13,65 đồng.

Ngoài ra, vì lý do khách quan, một số doanh nghiệp vốn là đơn vị trụ cột, đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh thì nay sản xuất kinh doanh khó khăn dẫn đến nợ đọng thuế cao. Chưa kể, do ảnh hưởng tác động của suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản hạ nhiệt, các nguồn thu tạo nên đột biến không còn; cũng do chiến tranh xung đột, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến kinh tế thế giới khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may thiếu đơn hàng nên doanh thu giảm, dẫn đến các nghĩa vụ cho ngân sách cũng giảm….

Ngành thuế đối thoại gỡ khó cùng doanh nghiệp
Ngành thuế đối thoại gỡ khó cùng doanh nghiệp

Với mục tiêu xử lý nợ đọng thuế, tỉnh Nghệ An xác định từ nay đến cuối năm, cùng với tăng cường rà soát thu ngân sách, quản lý chi ngân sách bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý thu, chi ngân sách; tăng cường các giải pháp chống thất thu; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.

Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Nghệ An Lê Quốc Dũng cho biết: Ngành Thuế đang phải áp dụng linh hoạt các biện pháp theo Luật Quản lý thuế để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất để có thể thu nợ thuế. Nếu doanh nghiệp có khó khăn thật sự, có phương án tái cơ cấu hiệu quả thì ngành sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền phương án xử lý khoanh khoản nợ thuế hoặc áp dụng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính để xóa nợ… Các trường hợp bị áp dụng biện pháp công khai danh sách nợ hay biện pháp cấm xuất cảnh đối với cá nhân quản lý doanh nghiệp nợ thuế là giải pháp bắt buộc, vì trước đó đã áp dụng các biện pháp khác nhưng không hiệu quả.

Cũng theo ông Dũng, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, trước tình hình nợ thuế gia tăng, Cục Thuế Nghệ An sẽ rà soát danh mục các trường hợp nợ thuế, tổ chức xác minh từng trường hợp để có giải pháp cụ thể. Nếu nợ thuế kéo dài thì sẽ tiến hành biện pháp theo Luật Quản lý thuế như phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, cấm phát hành hóa đơn, áp dụng cưỡng chế thuế. Trên cơ sở xác minh dữ liệu căn cước công dân sẽ rút giấy phép đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp khác để trốn thuế hoặc nếu thấy đủ dấu hiệu cấu thành tội trốn thuế thì chuyển cơ quan điều tra xem xét khởi tố, điều tra.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.