Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL

PV - 09:02, 17/04/2019

Ngày 16/4, tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức diễn đàn “Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì diễn đàn cùng với sự tham dự của 300 đại biểu gồm, lãnh đạo Trung ương; các Bộ, ngành, Ban Kinh tế Trung ương; các Viện, trường, tổ chức quốc tế; các hợp tác xã, doanh nghiệp...; Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc, Ủy viên ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã cùng tham gia diễn đàn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn.

Tính đến hết năm 2018, toàn vùng ĐBSCL có 1.803 HTX nông nghiệp, chiếm 13% tổng số HTX nông nghiệp của cả nước. Tính từ 2016 đến nay, ĐBSCL là một trong các vùng có số lượng các HTX nông nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước với 552 HTX. Hoạt động của các HTX đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết được nhiều lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập khá, phát triển nhiều ngành nghề mới và khai thác được tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở địa phương, góp phần giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Diễn đàn này nhằm đánh giá lại tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp 15 năm qua, tổng kết và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là từ khi thực hiện Quyết định số 445 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”. Qua đó, giúp Đồng bằng Sông Cửu Long tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác xã nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng chính phủ Vương Đình Huệ đánh giá cao diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh quan trọng khi Chính phủ tổng kết 15 năm phát triển kinh tế hợp tác, tổng kết 10 năm về Nghị quyết Tam nông… Phó Thủ tướng lưu ý, vùng ĐBSCL đang chịu nhiều thách thức, tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng một cách bền vững, thì cần thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường; đồng thời chuyển từ số lượng sang chất lượng; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị. Bộ NN-PTNT và các bộ ngành liên quan cần quan tâm, triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động các HTX nông nghiệp ở ĐBSCL thích ứng với thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, đề xuất, bổ sung các chính sách hỗ trợ chế biến, tiêu thụ sản phẩm đối với HTX nông nghiệp, chính sách đào tạo năng lực cán bộ, phát triển hạ tầng cho các HTX nông nghiệp…

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.