Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ hội Lồng tồng ở Hà Vị

PV - 16:28, 19/12/2018

Nhiều năm qua, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã duy trì thường xuyên việc tổ chức các lễ hội truyền thống. Từ đó, bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn...

Lễ hội Lồng tồng ở Hà Vị Nghệ nhân Dương Văn Thủ, chủ lễ trích đoạn Lễ hội Lồng tồng tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc năm 2018.

Tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc năm 2018 vừa qua, tại tỉnh Vĩnh Phúc, đội Văn nghệ xã Hà Vị đã mang đến trích đoạn Lễ hội Lồng tồng, do nghệ nhân Dương Văn Thủ làm chủ lễ. Theo nghệ nhân Thủ hiện nay, Lễ hội Lồng tồng ở xã Hà Vị là một trong những lễ hội còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Hội được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội Lồng tồng luôn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh và sinh hoạt lao động sản xuất nông nghiệp của đồng bào. Mỗi địa phương tổ chức Lễ hội Lồng tồng gắn với các truyền thuyết khác nhau, nhưng thực chất đây là một lễ nghi nông nghiệp, chuẩn bị cho một năm lao động sản xuất mới.

Nét văn hóa trong đời sống của đồng bào nơi đây được thể hiện rõ qua lễ vật dâng cúng. Lễ vật thường là các loại bánh được làm từ lúa, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc… mang ý nghĩa phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như: bánh chưng, bánh giày, chè lam, bánh bỏng... Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả làm bằng giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ, tượng trưng cho cây vàng, cây bạc.

Không chỉ vậy, thông qua lễ hội những trò chơi dân gian cũng được dịp phát huy. Chẳng hạn việc tung còn không đơn thuần là trò chơi mà in đậm ý nghĩa phồn thực. Chiếc vòng của cột còn gọi là phoọng, tượng trưng sinh khí của người con gái chỉ chờ ngày xuân có chiếc còn lọt qua sẽ sinh sôi nảy nở… Mỗi trò chơi đều mang một sức hút riêng biệt, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi cho mọi người. Qua đó, động viên nhân dân tích cực lao động, sản xuất.

Là người dân xã Hà Vị, bà Hứa Thị Hỵ, 66 tuổi đến từ thôn Khuổi Thiêu chia sẻ: “Năm nào tôi cũng tham gia vào lễ hội truyền thống Hà Vị. Hội bây giờ được tổ chức to hơn nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống từ xa xưa. Không chỉ người dân trong xã vui chơi mà đây còn là dịp để con cháu trong gia đình đoàn tụ”.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Vị cho biết: Lễ hội ở xã Hà Vị luôn thu hút được đông đảo bà con trong xã và các khu vực lân cận tham gia. Cho đến nay, lễ hội vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, việc tổ chức lễ hội chính là dịp để địa phương phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Không chỉ phát huy bản sắc dân tộc qua các lễ hội, hằng năm, Đội Văn nghệ xã Hà Vị thường xuyên tham gia các chương trình liên hoan văn nghệ quần chúng của huyện, tỉnh tổ chức. Thông qua đó, giúp các thành viên trong Đội Văn nghệ có cơ hội được giao lưu, học hỏi, đồng thời phát huy được những bản sắc văn hóa của quê hương.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.