Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trang địa phương

Lâm Đồng: Thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2022 - 2030

Văn Yên - 19:17, 18/06/2022

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Lâm Đồng tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. (Ảnh MH)
Lâm Đồng tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. (Ảnh MH)

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 8 - 10%; đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 700 triệu USD, tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chế biến sâu đạt từ 35% trở lên; nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững, đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng gấp 3 lần năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 1,5%.

Cùng với đó, Lâm Đồng tập trung phát triển kinh tế vùng DTTS, phấn đấu nâng thu nhập bình quân đầu người bằng ít nhất 75% bình quân toàn tỉnh; hàng năm thu hút 3 - 5% lao động vùng DTTS chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp. Đến năm 2025, tỉnh Lâm Đồng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đến năm 2030 có 60 xã nâng cao, 25 xã kiểu mẫu, 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiện đại có giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Đời sống văn hóa, xã hội và thu nhập của người dân nông thôn tiệm cận với đô thị; nông thôn thịnh vượng và có kết cấu hạ tầng phù hợp, cảnh quan môi trường sạch sẽ, xã hội văn minh.

Đối với nhóm sản phẩm chủ lực địa phương; tập trung thực hiện tốt chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đổi mới hệ thống, quy trình canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần giảm diện tích sản xuất kém hiệu quả.

Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc trưng của địa phương gắn với việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ người dân doanh nghiệp giải quyết các vấn đề khó khăn, tồn tại trong quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030, có trên 330 sản phẩm được công nhận sẩn phẩm OCOP, trong đó có khoảng 50 sản phẩm OCOP quốc gia...

Tin cùng chuyên mục
Đại hội Đại biểu các DTTS Nghệ An: Một biểu tượng đặc biệt về khối Đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc

Đại hội Đại biểu các DTTS Nghệ An: Một biểu tượng đặc biệt về khối Đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc

Chiều 26/9, tại Tp. Vinh (Nghệ An), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức. Tham dự Đại hội có Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh. Về phía tỉnh Nghệ An có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung; Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu; Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Võ Thị Minh Sinh; cùng đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đại hội với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”; diễn ra trong không khí trang trọng, với sự tham gia của 250 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 500.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.