Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Không cho đất “ngủ”

PV - 14:21, 15/01/2019

Bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nằm sát biên giới với nước bạn Lào, từ lâu được mệnh danh là bản “nghèo bền vững”. Do thời tiết khắc nghiệt, người dân ở đây chỉ trồng được 1 vụ lúa, còn lại 8 tháng là đất “ngủ” nên nhiều năm liền, cứ đến tháng giáp hạt là cả làng thiếu ăn…

Để bà con thay đổi thói quen sản xuất, Bộ đội Biên phòng đã kiên trì vận động, cùng làm với bà con. Để bà con thay đổi thói quen sản xuất, Bộ đội Biên phòng đã kiên trì vận động, cùng làm với bà con.

Giữa năm 2018, được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng Bát Mọt và phật tử chùa Long Nhương về vốn, kỹ thuật trồng trọt… bản Khẹo đã có vụ thu hoạch rau màu đầu tiên. Kết quả này đánh dấu bước thay đổi về nhận thức, tư duy sản xuất của bà con trong việc chủ động lương thực, thực phẩm phục vụ cuộc sống.

Bà Lang Thị Mai, dân tộc Thái sống ở bản Khẹo khoe: Gia đình bà có ruộng ngô và ruộng bắp cải đã bắt đầu cho thu hoạch. Từ nay gia đình bà không còn phải sang biên giới Lào để mua ngô về sử dụng nữa. Bà Mai kể, dù cây ngô vốn là cây trồng gần gũi với người dân, nhưng ở bản biên giới này, đây là lần đầu tiên bà Mai và các hộ dân ở bản Khẹo biết trồng ngô, rau, củ vụ Đông.

Theo Trưởng bản Khẹo- Lang Đình Thuyên, do đặc điểm địa lý, thời tiết nơi vùng biên này vô cùng khắc nghiệt. Mùa khô thì lạnh giá, sương mù, sương muối dày đặc; mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây sạt lở đất. Bà con chỉ trồng được một vụ lúa duy nhất, còn lại 8 tháng trong năm là đất để không, dân thì không có việc làm, thu nhập gì.

Được mùa còn khó khăn, mất mùa xem như đói nghèo lại bủa vây. Do vậy, những năm qua, hầu như nhà nào cũng phải trông chờ vào các nguồn cứu trợ của Nhà nước, hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Những tháng giáp hạt cả làng đói, tháng gần Tết thì sống dựa vào việc khai thác lâm sản phụ trong rừng làm thức ăn.

Theo số liệu năm 2018, toàn xã có hơn 50% hộ nghèo, riêng bản Khẹo dù chỉ có 58 hộ dân, với 250 nhân khẩu, nhưng có tới 31 hộ nghèo.

Đứng trước tình trạng “nghèo bền vững” của bản Khẹo, Đồn Biên phòng Bát Mọt cùng với chính quyền địa phương đã kêu gọi các tổ chức, cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ bà con thoát nghèo. Theo đó, giữa năm 2018, các vị sư chùa Long Nhương cùng đoàn phật tử đã hỗ trợ người dân bản Khẹo từ dụng cụ sản xuất, hạt giống ngô, rau, phân bón… với tổng số tiền trên 60 triệu đồng để bà con sản xuất vụ Đông.

Sau khi nhận được sự hỗ trợ, Đồn Biên Phòng Bát Mọt cùng chính quyền địa phương đến từng nhà dân vận động, hướng dẫn tận tình cách trồng, cách gieo hạt… Cán bộ Biên phòng, đoàn từ thiện còn treo giải nhà nào làm năng suất cao sẽ có thưởng nên bà con phấn khởi lắm. Các nhà đua nhau gieo giống, trồng cây, chăm sóc. Chỉ sau một vụ, các hộ đã có rau ăn, có vụ ngô sắp được thu hoạch. Nhiều gia đình còn có rau bán.

Đáng phấn khởi, nhiều hộ ngoài trồng cây ngô còn mạnh dạn trồng thêm khoai tây, hành, súp lơ. Những hộ có điều kiện hơn còn mạnh dạn vay mượn tiền từ ngân hàng, người thân đầu tư phương tiện mở rộng diện tích gieo trồng.

Hiện nay, trên cánh đồng 7ha vốn nhiều năm bị bỏ hoang đất cằn, nay đã có màu xanh với 4ha ngô sắp cho thu hoạch và gần 1ha rau, khoai các loại như cải bó xôi, cải bẹ, cải củ trắng, cải mẹo, su hào, súp lơ, cà chua, khoai tây và các loại rau gia vị như hành, tỏi.

Ông Vi Đình Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt chia sẻ: “Tín hiệu này rất đáng ghi nhận. Bà con rất phấn khởi khi nhìn thấy ngay được thành quả lao động sản xuất của mình, sẽ tiếp tục thay đổi về tư duy sản xuất để vươn lên thoát nghèo”.

Trung tá Thịnh Văn Kiên, Chính trị viên Đồn Biên Phòng Bát Mọt, cho biết: “Chúng tôi xác định, thời điểm này cần hỗ trợ bà con cái cần câu, không thể cứ hỗ trợ con cá mãi được. Từ mô hình này, sẽ nhân rộng ra những bản Vịn, bản Đục… để cùng nhau thoát nghèo, không những năm nay mà còn những năm sau nữa”.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.