Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi giới trẻ thích “nhảy” việc

PV - 15:15, 17/12/2018

Theo khảo sát thực tế ở một số Trung tâm dịch vụ việc làm, các nhà tuyển dụng cho thấy, thời gian qua rất nhiều công ty nằm ở khu vực Đông Nam bộ như: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu... thường xuyên đăng ký tuyển lao động mới. Bởi, hiện nay có một lượng không nhỏ lao động, nhất là những người trẻ chỉ ưa làm việc ngắn hạn mà không muốn có công việc ổn định, lâu dài.

Nhiều lý do để “nhảy” việc

Đến nộp hồ sơ xin việc tại một cơ sở giới thiệu việc làm ở TP. Biên Hòa (Đồng Nai), Thạch Thị Hồng Hạnh (22 tuổi, quê ở Sóc Trăng) cho hay: “Tôi không muốn làm dài hạn mà chỉ muốn làm theo tháng. Nếu chỗ làm không ổn, tôi chuyển qua chỗ khác. Làm theo ngày tôi được tiền cao hơn so với làm dài hạn. Ở quê tôi cũng có nhiều nhà máy đang xây mới, ít bữa họ tuyển, tôi lại về”.

Không chỉ có Hồng Hạnh muốn làm thời vụ cho thoải mái, rồi sau đó về quê xin việc cho gần cha mẹ, đỡ tiền trọ, tiền ăn, mà còn có không ít người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng muốn tìm công việc ngắn hạn để vừa hưởng trợ cấp vừa có việc làm kiếm tiền thay vì sớm tìm công việc mới ổn định.

 Giới trẻ thích nhảy việc đang trở thành xu hướng trong xã hội hiện đại. (Ảnh minh họa). Giới trẻ thích nhảy việc đang trở thành xu hướng trong xã hội hiện đại. (Ảnh minh họa).

Anh Huỳnh Văn Lượng (24 tuổi, quê ở Ninh Thuận) đến tìm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Tôi thấy làm việc ngắn hạn ít bị gò bó vào khuôn khổ, quy định của doanh nghiệp. Mình chủ động và không bị ràng buộc khi chuyển chỗ làm lúc thấy không phù hợp với việc đang làm”.

Từ vị trí nhân viên một công ty truyền thông mới được 3 tháng, khi vừa nhận được tấm bằng đại học hồi tháng 6 vừa qua, Trần Thị Thu (22 tuổi, quê ở Khánh Hòa) đã “nhảy” sang vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng của một công ty nước ngoài hơn 1 tháng nay. Cô cho rằng, đây là điều hoàn toàn bình thường, vì còn trẻ thì cứ thử sức và chuyện ổn định, để sau này.

Thu chia sẻ: “Chuyển môi trường làm việc, mình được nhiều hơn mất: học được cách thích nghi, cách sống hòa đồng, hiểu tâm lý đồng nghiệp, làm việc hợp gu với mọi người. Chắc do mình còn trẻ nên việc thay đổi khiến mình hứng thú”... Sau lần nhảy việc, Thu cảm thấy tìm được một người sếp tâm lý, tốt bụng, chịu thông cảm cho nhân viên không hề dễ dàng.

Cần có sự định hướng và hỗ trợ...

Không chỉ các đơn vị dịch vụ việc làm ít giới thiệu được lao động cho doanh nghiệp, mà ngay đến các doanh nghiệp sản xuất có số lượng công nhân làm việc lớn cũng gặp khó khăn do lực lượng này biến động liên tục thay vì ổn định như trước kia. Ông Phạm Văn Thiện, Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) cho hay: “Mức lương, chế độ đãi ngộ của công ty tăng đều đặn theo thời gian. Song mỗi tháng, bình quân cứ 100 lao động thì có 5 người nghỉ việc. Vì vậy, Công ty phải tìm nguồn thay thế liên tục. Trong năm 2018, Công ty có nhu cầu 1 ngàn lao động và thực hiện tuyển dụng qua rất nhiều kênh, song với tình hình thị trường lao động như hiện nay thì khó đạt được mục tiêu”.

Nhiều công ty thiếu nhân lực do người lao động liên tục nghỉ việc. Nhiều công ty thiếu nhân lực do người lao động liên tục nghỉ việc.

Rất nhiều công ty khác cũng đang trong tình trạng công nhân trực tiếp sản xuất làm việc không ổn định, khó tuyển mới lao động như Hyosung. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Cộng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho hay, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung-cầu về việc làm. Song song đó, mỗi doanh nghiệp cũng cần xây dựng các chế độ liên quan để thu hút, giữ chân người lao động...

Trước thực trạng một lượng không nhỏ lao động, nhất là những người trẻ chỉ ưa làm việc ngắn hạn mà không muốn có công việc ổn định lâu dài, bà Vũ Thị Minh Hòa, Trưởng phòng Việc làm-an toàn lao động (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai) lo ngại: Khi người lao động làm việc cho doanh nghiệp mà không tham gia bảo hiểm xã hội thì ngoài tiền lương sẽ không được hưởng những chế độ khác như: chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Vì vậy, cần có những định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ về mặt pháp lý cho giới trẻ ngay từ khi còn học lớp 12.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.