Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa nhập chứ đừng hòa tan!

PV - 09:46, 30/06/2018

Tôi có một cô em họ tên là Hoa từ xứ Nghệ ra Hà Nội học đại học cách đây hơn chục năm. Mới đây, trong lần về quê cưới cháu, gặp tôi, Hoa than thở: “Em vừa bị mấy người bạn học cũ chỉ trích “chửi cha không bằng pha tiếng”. Mà em không cố tình nói pha giọng miền Bắc đâu. Chỉ là mấy năm vừa đi học vừa dạy kèm gia sư, em giảng bài bằng giọng miền Trung thì học trò không nghe được, em phải học nói giọng Bắc để thuận lợi hơn trong giao tiếp. Dần dần, giọng nói cũng bị thay đổi chứ không phải em cố tình pha tiếng, pha giọng để làm oai hay học đòi”.

mh_tienganh-fb069

Trường hợp em Hoa của tôi bị những người bạn học chê trách vì pha giọng khi về quê cũng là điều dễ hiểu. Bởi trong suy nghĩ của những người sống ở quê hương luôn mong muốn ai đi xa quê khi trở về vẫn giữ gìn được bản sắc quê nhà, mong muốn hòa nhập chứ đừng hòa tan. Còn một khi “Hôm qua em đi tỉnh về/Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”, nghĩa là người xa quê đã bị phồn hoa đô hội làm vong bản, đánh mất đi cái hồn chân chất, giản dị của quê hương.

Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ người đi xa quê để xem xét thì pha tiếng (giọng) để tạo thuận lợi hơn trong giao tiếp ở môi trường sống mới cũng là điều phù hợp. Chẳng hạn như trường hợp anh bạn tôi là người Nghệ An lấy vợ người miền Bắc. Mỗi lần về quê chồng, cô vợ luôn để ý lắng nghe học nói phương ngữ của quê chồng để tạo sự gần gũi trong giao tiếp. Nhờ vậy, cô rất được lòng bố mẹ và anh em bên nhà chồng.

Thói pha giọng mà cha ông xưa từng răn dạy con cháu “Chửi cha không bằng pha tiếng” là hàm ý chỉ trích những người chỉ sau một thời gian xa quê không lâu, đã đổi giọng để che đi cái nguồn gốc “nhà quê” chân chất của mình. Họ cố gắng học đòi thật nhanh để trở thành người sành điệu, hiện đại. Có một số người Việt Nam ra nước ngoài đi lao động phổ thông, mặc dù nói tiếng Anh còn bập bõm nhưng khi về quê thì cố tình nói pha tiếng Việt, nửa tiếng Anh, giọng thì “ngọng líu ngọng lô” nghe rất lố bịch, nực cười.

Mở lòng để tiếp thu cái mới là điều nên khuyến khích. Tuy nhiên, tiếp thu cái mới nhưng biết chọn lọc để giữ gìn bản sắc văn hóa, đó chính là “hòa nhập mà không hòa tan”.

Ngọc Ánh

 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.