Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hấp dẫn món bắp bi lam ở vùng đất Bảo Yên

Nguyễn Thế Lượng - 09:31, 08/04/2023

Vùng đất Bảo Yên (Lào Cai) thơ mộng và hữu tình từ lâu nổi tiếng với những món ẩm thực đậm đà dư vị và mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS sinh sống trên địa bàn. Trong đó, có món ăn chế biến từ bắp bi lam (hoa chuối rừng) trong ống lam (mác pi lam). Khi ăn món ăn này, thực khách có cảm giác như đang thưởng thức tất cả hương vị của núi rừng, sông suối, sự cần cù thơm thảo và hiếu khách của đồng bào Tày nơi đây.

Bắp chuối rừng, nguyên liệu để chế biến món lam.
Bắp chuối rừng, nguyên liệu để chế biến món lam

Ở núi rừng Bảo Yên, cây chuối rừng mọc ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có nguồn nước suối. Chuối rừng là loài cây hoang, nhưng lại có nhiều tác dụng đối với đồng bào ở các địa phương. Người dân lấy cây chuối về làm thức ăn cho gia súc, hạt chuối rừng làm thuốc. 

Đặc biệt, hoa chuối rừng người Tày ở Bảo Yên vẫn gọi là bắp bi, là nguyên liệu chính để người dân chế biến món ăn ngon và lạ. Như bắp bi lam với cá suối.

Món ăn bắp bi lam cá suối chế biến rất đơn giản, nhưng đòi hỏi phải đúng kỹ thuật và gia vị. Bắp chuối được lấy khi bắp đang còn là “bào thai” chưa ra quả, người dân lấy về bỏ phần già, sau đó thái và băm nhỏ rồi cho vào nước gạo ngâm cùng muối và mẻ khoảng 20 phút cho bắp trắng và bớt đi phần chát của chuối rừng. Cá để lam bắp chuối được bắt từ suối. Đó là những loại cá tôm nhỏ hỗn hợp nhiều loại. Cá dùng để lam phải là loại cá nhỏ. Cá bắt về được chọn lọc và rửa sạch, để ráo nước.

Bắp chuối lam, món ăn đậm đà dư vị của vùng đất Bảo Yên.
Bắp chuối lam, món ăn đậm đà dư vị của vùng đất Bảo Yên

Món bắp bi lam cần có những loại gia vị, các loại rau thơm trong vườn nhà như rau mùi tây, rau húng, rau tía tô, lá mắc mật... để làm cho món ăn dậy mùi. Nếu có điều kiện, người dân còn thêm vào món lam chút ít xương sụn lợn đã băm nhỏ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cho món lam, người dân bắt tay vào chế biến. 

Ống nứa lam được chuẩn bị sẵn là một ống nứa to, không quá già. Bắp chuối được vớt ra để ráo nước, sau đó trộn với tất cả các nguyên liệu như cá, rau thơm, muối, xương sụn... Trong quá trình cho bắp vào ống, người ta dùng đũa lèn chặt, khi đầy ống, dùng lá chuối nút miệng ống.

Ống nứa được đưa vào bếp than hồng và lam khoảng 25 - 30 phút là hoàn thành món chuối lam. Trong quá trình lam, cần chú ý xoay và đảo ống sao cho thức ăn bên trong được chín đều. Sau khi ống lam đã chín, dùng dao tách ống và lấy món ăn ra mẹt. Dùng dao nhỏ thái chuối lam thành từng miếng tròn và cho lên đĩa và thưởng thức.

Bà Nguyễn Thị San, dân tộc Tày, chủ một Homestay ở bản Nà Khương, xã Nghĩa Đô chia sẻ: “Gia đình tôi thường lên rừng kiếm bắp chuối về chế biến món bắp bi lam. Món ăn này được du khách rất ưa chuộng khi đến Nghĩa Đô”.

Đồng bào Tày Bảo Yên chế biến món bắp chuối lam để mời du khách thưởng thức.
Đồng bào Tày Bảo Yên chế biến món bắp chuối lam để mời du khách thưởng thức

Món bắp bi chuối rừng lam cá, là món ăn dân dã nhưng hết sức đậm đà, mang bản sắc của người Tày ở Bảo Yên. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị bùi và hơi chát của bắp chuối non, có vị ngọt của cá tôm, có vị thơm của các loại rau gia vị cùng với cái lật sật của xương sụn. Tất cả hòa quyện làm thành một cảm giác khó tả, mới lạ, ngon miệng khi thưởng thức.

Khi ăn món ăn này, thực khách có cảm giác như đang thưởng thức tất cả hương vị của núi rừng, sông suối, sự cần cù thơm thảo và hiếu khách của đồng bào Tày nơi đây. 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.