Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giáo viên lại chật vật với chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Hồng Phúc - 17:28, 31/05/2021

Vừa mới thở phào nhẹ nhõm vì thoát khỏi các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong thăng hạng giáo viên, nay giáo viên lại tiếp tục chật vật với chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong tháng 2 vừa qua.

Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bộc lộ nhiều bất cập đối với giáo viên
Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bộc lộ nhiều bất cập đối với giáo viên

Thầy cô lại đi học?

Ngày 2/2/2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 01;02;03;04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo hướng dẫn tại các thông tư này,  thì đội ngũ nhà giáo đều phải đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở mỗi hạng tương ứng, dù là để thăng hạng hay giữ hạng.

Ngoài những quy định trên, một nội dung đang có nhiều ý kiến tranh luận trong chùm thông tư này, là quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên. Theo đó, ở từng hạng giáo viên lại có riêng tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp khác nhau, hạng cao hơn thì tiêu chí nhiều hơn.

Ví dụ, với giáo viên THCS hạng II, ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên hạng III, còn có thêm tiêu chuẩn: "Phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo". Còn giáo viên THCS hạng I, ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên hạng II, còn có tiêu chuẩn: "Phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo".

Cũng theo quy định mới, để thăng hạng, giáo viên phải dự thi 4 môn, gồm kiến thức chung, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. Câu hỏi đặt ra là, các loại chứng chỉ này có ý nghĩa trong việc nâng cao trình độ, để phục vụ cho chức danh nghề nghiệp giáo viên hay là chỉ để phục vụ việc giữ hạng, thăng hạng?!

Một giáo viên dạy môn Toán  cấpTHCS ở Nghệ An cho biết, để được thăng hạng II lên hạng I đòi hỏi, giáo viên phải làm bài thi tương đương trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1); tức là tương đương với yêu cầu tốt nghiệp thạc sĩ. Trong khi đó, chỉ những giáo viên học thạc sĩ trong ba năm trở lại đây, mới có chứng chỉ ngoại ngữ còn những giáo viên đã học trước đó không có chứng chỉ, nay muốn được dự thi thăng hạng lại phải đi học ngoại ngữ?!

Mặt khác, quy định về ngoại ngữ cũng làm khó những giáo viên lớn tuổi. Tức là dù có chuyên môn tốt, nhưng muốn thi thăng hạng thì phải đi học ngoại ngữ, kể cả giáo viên dạy những môn không có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ.

Và thực tế đã bộc lộ  nhiều bất cập của những loại “giấy phép con” này, đó là, lợi dụng sự lo lắng của giáo viên, các trung tâm, đơn vị đào tạo đã nhảy vào mời chào, lôi kéo giáo viên. Điều này có thể dẫn đến việc, giáo viên vì lo lắng quá, mà đăng ký học và tạo điều kiện cho những trung tâm không hợp pháp trục lợi, tốn kém tiền của nhưng lại “công cốc”. Vì đang trong thời gian dịch bệnh, nên thời gian qua nở rộ các lớp học online chứng chỉ này với mức giá từ 2 đến 3 triệu đồng.

Thầy Nông Văn Chung, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Cao Tân, xã Cao Tân, huyện Pắc Nặm (Bắc Kạn) cho rằng, đây là quy định bất hợp lý, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc, đặc biệt với giáo viên miền núi. Nó không giúp ích được cho công tác chuyên môn. Trên thực tế, đây là quy định thừa, không cần thiết, bởi trước khi làm viên chức giảng dạy, giáo viên đã được đào tạo và công nhận nghề nghiệp sư phạm.

Nhiều nơi quảng cáo các lớp học cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với học phí từ 2,5-3,5 triệu đồng - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Nhiều nơi quảng cáo các lớp học cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với học phí từ 2,5-3,5 triệu đồng - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Cần sớm sửa đổi

Trước phản ánh của dư luận về những bất cập này, ngày 19/3/2021, Văn phòng Chính phủ ra công văn số 1797/VPCP-TCCV nêu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về đề nghị của Bộ Nội vụ tại Công văn số 931/BNV-ĐT ngày 9/3/2021 và Công văn số 616/BNV-ĐT ngày 9/2/2021 về hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu, Bộ GD&ĐT báo cáo cụ thể về nội dung tương tự nêu trên đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở công lập các cấp; đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cho phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập về vấn đề này để báo cáo Thủ tướng trong tháng 3. Thế nhưng, tới giờ giáo viên vẫn chưa hết lo lắng bởi chưa hề thấy “động tĩnh” gì.

Nhà giáo Lê Văn Vỵ, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đề xuất: Bộ GD&ĐT cần xem xét kiến nghị bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên, thay vào đó là các tiêu chí, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm và thành tích, hiệu quả công tác để đánh giá giáo viên.

Đồng thời, cần xem xét bãi bỏ, sửa đổi việc phân hạng giáo viên thành 3 hạng, tham khảo phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên theo hướng đánh giá, xếp loại hàng năm, dựa trên kết quả công tác, có tham khảo ý kiến học sinh, phụ huynh.

Quay trở lại với áp lực chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên và việc học đối phó nói trên, cả nước có hơn 1,3 triệu giáo viên, mỗi người chỉ cần học 1 chứng chỉ này thì số tiến hàng nghìn tỉ đồng sẽ ra đi… Đây sẽ là một sự lãng phí không hề nhỏ.

Qua đó, có thể thấy khá rõ những bất cập đặt ra đối với giáo viên từ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Liệu bao giờ nhà giáo mới thoát khỏi vòng xoáy các “giấy phép con” này?

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.