Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đừng để cây mắc ca thành cây “mắc nợ”

PV - 15:01, 10/12/2018

Cây mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô” đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đất Tây Nguyên. Tuy nhiên, tình trạng người dân trồng ồ ạt, thiếu kinh nghiệm chọn giống, kỹ thuật sẽ khiến cho cây mắc ca có nguy cơ thành cây “mắc nợ”.

 

 

Anh Bùi Minh Hải, Trưởng bon Bu Brăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đăk Nông) một trong những nông dân trồng mắc ca mang lại hiệu quả. Anh Bùi Minh Hải, Trưởng bon Bu Brăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đăk Nông) một trong những nông dân trồng mắc ca mang lại hiệu quả.

Tiềm năng từ mắc ca

Mắc ca là cây có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cây mắc ca 2.266ha, chiếm 64,01% diện tích cây mắc ca của cả nước. Hiện nay ghi nhận một số vùng như Krông Năng (Đăk Lăk), Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng), Tuy Đức (Đăk Nông), việc bà con trồng xen mắc ca với các loại cây khác đã mang lại hiệu quả ban đầu về kinh tế.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện Tuy Đức (Đăk Nông), trên địa bàn có những vườn trồng mắc ca từ 2012-2013, đã cho thu bói, năng suất khoảng 5-6kg hạt/cây. Hiện giá bán hạt mắc ca tại Tuy Đức dao động từ 80-100 nghìn đồng/kg chưa qua chế biến, mang về cho người dân thu nhập lớn.

Tại huyện Krông Năng (Đăk Lăk) hiện có khoảng 300ha mắc ca. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Năng, trên địa bàn huyện đã xuất hiện các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất như máy xay, máy sơ chế, bảo quản hạt mắc ca. Có nhiều hộ bắt đầu gặt hái thành công từ vườn mắc ca.

Điển hình như gia đình ông Đinh Công Định, ngụ xã Đliê Ya (huyện Krông Năng). Hiện ông Định đang có 18ha mắc ca. Trong đó, có 3ha cho thu hoạch chính thức, 10ha cho trái bói. Mỗi năm, ông thu được hàng tỷ đồng từ hạt và các sản phẩm khác của mắc ca.

Ông Lê Rế, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Krông Năng chia sẻ, nhằm định hướng lâu dài cho sản xuất và tiêu thụ mắc ca một cách hiệu quả, lãnh đạo huyện và các phòng chuyên môn đã nỗ lực phát triển mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã đến người dân. Qua đó, từng bước tạo chuỗi liên kết sản phẩm trong việc tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho bà con và tạo dựng thương hiệu hạt mắc ca Krông Năng.

Còn đó những nỗi lo

Dù có những thành công bước đầu, mang lại niềm vui cho nhiều người, nhưng mắc ca cũng là cây trồng đem lại “hạt đắng” cho nhiều hộ gia đình do vườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái. Như gia đình anh Phạm Văn Thường, thôn 6, xã Đăk Búk So (Tuy Đức, Đăk Nông), từ năm 2013-2014, gia đình anh đã đầu tư vốn để mua giống trồng gần 1.600 cây mắc ca trên diện tích khoảng 6ha. Thế nhưng, hiện nay gia đình anh vẫn thấp thỏm lo âu vì năm nay có khoảng 40% số cây trong vườn của anh không đậu trái.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, sở dĩ, vườn mắc ca của một số hộ không có trái hoặc kém chất lượng vì nhiều nguyên nhân. Nhưng điểm chủ yếu là bà con mua phải cây giống trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng, không tìm hiểu kỹ đặc tính của cây, thổ nhưỡng, khí hậu, không chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật là những nguyên nhân chủ yếu.

Khảo sát tại Đăk Lăk và Đăk Nông, có rất nhiều điểm bán giống cây mắc ca, với khoảng 20 chủng loại giống khác nhau (OC, 246, 816, 900 H2, A38, A16…) Điều này khiến bà con dễ rơi vào “ma trận” cây giống.

Bên cạnh đó, theo ông Lê Trọng Yên, GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông, dù cây mắc ca mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường, nhưng nếu trồng đại trà thì sẽ vỡ quy hoạch và tiềm ẩn những rủi ro về kinh tế. Ông Yên cho rằng, bà con nên trồng xen canh mắc ca với cà phê hoặc hồ tiêu, bơ… là thích hợp nhất. Đặc biệt, trước khi trồng mắc ca, bà con phải tìm hiểu kỹ chất lượng các loại giống, quan sát thực tế ở những vườn đã cho thu bói và chỉ mua giống ở những nơi có uy tín.

HẢI AN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.