Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đi lên cùng đất nước

PV - 09:03, 02/05/2019

Sau 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với các vùng miền trên cả nước, những địa phương miền núi, có đồng bào DTTS sinh sống đã khoác lên mình diện mạo mới. Đời sống của hơn 13,4 triệu đồng bào DTTS sinh sống tại 548 huyện thuộc 51 tỉnh, thành vùng DTTS và miền núi đã có những bước phát triển vượt bậc.

Những tháng đầu năm Kỷ Hợi đã đi qua trong niềm lạc quan, tin tưởng về sự phát triển ổn định của đất nước. Tiếp đà tăng trưởng của năm 2018, trong 3 tháng đầu năm 2019, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,79%; các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đều duy trì mức tăng ổn định.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, tình hình kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ được triển khai đã góp phần ổn định đời sống, khuyến khích đồng bào các DTTS nỗ lực hơn để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt để phát triển vùng DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chung vui với thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tu Mơ Rông- Kon Tum trong ngày khai giảng năm học mới 2018-2019). Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt để phát triển vùng DTTS và miền núi.
(Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chung vui với thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tu Mơ Rông- Kon Tum trong ngày khai giảng năm học mới 2018-2019).

Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, sau nhiều năm đầu tư, vùng DTTS và miền núi hiện đã có 98,4 % xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% xã có trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế, trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; trên 98% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia;…

Hạ tầng được đầu tư đã tạo nền tảng để các địa phương vùng DTTS và miền núi phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện có hiệu quả giảm nghèo bền vững. Hết năm 2018, cả nước đã có 8 huyện thoát khỏi danh sách huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 4% so với năm trước; không còn hộ đói kinh niên và ngày càng có thêm nhiều tỷ phú, triệu phú là đồng bào DTTS;…

Ngược thời gian trở về bốn mươi bốn năm trước, sau ngày giải phóng miền Nam, cùng với tình hình chung của đất nước, vùng DTTS và miền núi nước ta đối diện với vô vàn khó khăn. Trăn trở nhất là tình trạng du canh du cư và thiếu đói quay quắt diễn ra ở tất cả các vùng miền.

Tài liệu “Lịch sử Ủy ban Dân tộc 1946-2011” (xuất bản năm 2011) trích dẫn Báo cáo số 486-BC/TH ngày 29/12/1976 của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ về “Một số tình hình nổi lên ở vùng dân tộc ít người từ ngày giải phóng đến nay” (Báo cáo 486-BC/TH) có nêu: Ở miền Nam, tại Tây Nguyên và dọc Trường Sơn có khoảng 70 vạn người còn du canh du cư. Ở miền Bắc cũng có khoảng 51 vạn người còn du canh, du cư; ngoài ra còn có 28 vạn đồng bào Mông, Dao ở vùng cao, xa xôi hẻo lánh, điều kiện sản xuất khó khăn, chưa xác định được phương hướng sản xuất”.

Sau 44 năm non sông thống nhất đời sống của đồng bào DTTS đã được nâng lên, cả vật chất lẫn tinh thần. Ảnh TL Sau 44 năm non sông thống nhất đời sống của đồng bào DTTS đã được nâng lên, cả vật chất lẫn tinh thần. Ảnh TL

Du canh, di cư nên tình trạng thiếu đói ở vùng đồng bào DTTS lúc đó rất nặng nề. Tài liệu “Lịch sử Ủy ban Dân tộc 1946-2011” trích Báo cáo 486-BC/TH nhấn mạnh rằng, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và dọc Trường Sơn, còn diễn ra nạn đói trên diện rộng và kéo dài. Tỉnh Gia Lai-Kon Tum năm 1975 có 20 vạn dân trên tổng số 47 vạn dân bị đói, đầu năm 1976 còn 5 vạn dân bị đói…

Bốn mươi bốn năm sau ngày đất nước thống nhất, chúng ta đã “cắt” được nạn đói kinh niên. Hơn nữa, tỷ lệ hộ thiếu đói mùa giáp hạt cũng giảm dần theo năm. Trong 3 tháng đầu năm 2019, số hộ thiếu đói đã giảm 38,3% so với cùng kỳ năm trước. Chúng ta cũng “về đích” mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) về giảm nghèo trước thời hạn 10 năm…

Thành quả vô cùng to lớn đó một phần là nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước dành cho vùng DTTS và miền núi. Dẫu ngân sách còn hạn hẹp nhưng Quốc hội, Chính phủ vẫn ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào.

Thành quả này cũng ghi nhận sự nỗ lực, quyết tâm của ngành công tác dân tộc các cấp. Trải qua 73 năm xây dựng và trưởng thành (03/5/1946-03/5/2019), ngành công tác dân tộc đã thực hiện vai trò chủ lực, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi.

Năm 2019 này, thêm một vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề khi Ủy ban Dân tộc được giao xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ tám sắp tới (dự kiến tháng 10/2019). Đề án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2030, được xem như một chương trình mục tiêu để tạo đột phá cho sự phát triển vùng DTTS và miền núi trong tương lai gần.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.