Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Dân không dám ở trong nhà vì lo núi lở

PV - 13:29, 03/07/2018

Trong các số trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã gửi đến bạn đọc loạt bài “Thiên tai không biết chờ đợi” . Loạt bài phản ánh nhiều khu dân cư thuộc diện di dời khẩn cấp, nhưng lại chậm xây dựng. Hiện tại, không ít nơi, từng giờ người dân đang phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ với nguy cơ sạt lở

Một số hộ chuyển về nơi ở mới nhưng cuộc sống cũng còn rất khó khăn, tạm bợ. Vừa Một số hộ chuyển về nơi ở mới nhưng cuộc sống cũng còn rất khó khăn, tạm bợ.

Tháng 7/2014, một trận lũ lịch sử đi qua để lại một vết nứt lớn trên dãy núi tại thôn Nậm Bắt, xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai). Hơn 20 hộ dân sống dưới chân núi được yêu cầu di dời khẩn cấp để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản. Vậy nhưng đã hơn 3 năm, vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến nay việc di dời dân cư vẫn chưa được hoàn thành. Mùa mưa bão đã đến, người dân Nậm Bắt đang sống trong nỗi bất an vì nguy hiểm.

Ông Trương Văn Diễn, một hộ dân ở Nậm Bắt cho biết, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, ông cũng như người dân vô cùng lo lắng tình trạng lũ ống lũ quét đang xảy ra nhiều nơi ở Lào Cai cũng như các tỉnh miền núi. Tại Bảo Yên, mặc dù vừa qua, mưa lũ không ảnh hưởng lớn nhưng tương lai vẫn chưa biết thế nào. Trên đầu người dân khu vực này vẫn còn cả một quả núi nằm chênh vênh chỉ chực sạt lở.

Theo ông Diễn, vài năm nay, vào mùa mưa bão, thanh niên trai tráng ở thôn Nậm Bắt không dám đi làm ăn xa vì phải “thường trực” để sẵn sàng chạy bão. Nhà có thanh niên, trai tráng đã vậy, những nhà neo người như hộ gia đình ông Diễn thì buộc phải bỏ nhà để ra lán ở tạm.

Thời điểm này, đã có rất nhiều căn nhà gỗ đã được dỡ xuống, vật liệu xây dựng được tập kết, sẵn sàng dựng nhà ngay sau khi có mặt bằng nơi ở mới. Và cũng đã có căn nhà đầu tiên được dựng lên ở khu tái định cư, giữa vô vàn ngổn ngang và khó khăn. Tuy nhiên, theo như lời anh Trương Văn Nhàn, là một trong các hộ đã làm nhà về nơi ở mới, thì về nơi ở mới cũng là việc “cực chẳng đã” , vì nơi ở mới chưa có điện, chưa có nước. Nhà cũng mới chỉ làm tạm rất chật chội, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

“Thời gian trước, gia đình mình ở chỗ cũ lúc nào cũng lo lắng, đất sạt vào nhà, nhưng cũng chẳng biết chuyển đi đâu. Vừa rồi, thấy xã báo có đất bố trí cho nhà mình thì cũng tranh thủ những ngày khô ráo dựng căn nhà cho vợ con về ở. Nơi ở mới cũng khó khăn lắm những cũng đành chịu vậy thôi, chỉ mong Nhà nước sớm đưa điện, nước về sớm ngày nào thì đỡ khổ ngày đấy” .

Nậm Bắt có 27 hộ trong diện phải di dời, thì mới chỉ có 6 hộ đã được di chuyển theo hình thức tái định cư xen ghép. Dự án sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm cho các hộ dân thôn Nậm Bắt, sau 2 năm nằm trên giấy do khó khăn về kinh phí, đến nay mới đang được thực hiện.

Ông Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay tại các điểm bố trí tái định cư đó là, đường điện và đường nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con. Chính quyền xã cũng đã báo cáo về huyện mong sớm bố trí nguồn kinh phí để hoàn thành cơ sở hạ tầng, có như vậy bà con mới yên tâm chuyển về sinh sống.

Trao đổi về vấn đề này ông Hoàng Quang Đạt, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Huyện đang tập trung nguồn lực, đôn đốc đơn vị thi công, khắc phục khó khăn để bàn giao mặt bằng sớm nhất cho bà con nhân dân, dự kiến vào tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở như điện, đường, nước sạch từ nguồn vốn bổ sung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đang gặp khó khăn, sẽ phải giải quyết sau.

“Hiện nay, giao thông từ tuyến đường chính vào khu tái định cư còn rất khó khăn, đường đất, độ dốc lớn trơn trượt nên rất nguy hiểm gây khó khăn cho quá trình thi công hạ tầng khu tái định cư. Vừa qua, Sở Nông nghiệp tỉnh Lào Cai cũng đã về khảo sát và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung nguồn kinh phí trên 10 tỷ đồng để hoàn thiện tuyến đường này. Hiện tại, đã có hồ sơ thiết kế cũng như giải phóng mặt bằng xong chỉ chờ nguồn vốn về để là chúng tôi cho triển khai thi công ngay”

Trọng Bảo

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!