Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Nông: Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020

T.Hợp - 14:56, 24/03/2021

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định số 341/QĐ-UBND về việc công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đăk Nông tặng quà cho hộ nghèo xã Tâm Thắng (Cư Jút). Ảnh internet
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đăk Nông tặng quà cho hộ nghèo xã Tâm Thắng (Cư Jút). Ảnh internet

Theo đó, toàn tỉnh Đắk Nông hiện có gần 11.800 hộ nghèo (chiếm 6,98% tổng số hộ của cả tỉnh, với gần 56.600 nhân khẩu); gần 9.400 hộ cận nghèo (chiếm 5,56% tổng số hộ của cả tỉnh, với hơn 42.000 nhân khẩu). Đáng chú ý hơn, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc thiểu số nói chung, cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số tại chỗ là 22,8%, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số tính chung là 17,18%.

Cũng theo quyết định, các huyện Đắk G’Long và Tuy Đức tiếp tục là 2 huyện có tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao nhất tỉnh Đắk Nông. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện Đắk G’Long là 27,8%, cao gấp gần 4 lần so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện biên giới Tuy Đức là 22,3%, cao gấp gần 3,2 lần so với mức của cả tỉnh. Cũng theo báo cáo, thành phố Gia Nghĩa là địa phương duy nhất trong 8 huyện, thành phố của tỉnh Đắk Nông không còn hộ nghèo.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội theo quy định đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo danh sách UBND các huyện, thành phố quản lý./.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.