Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cuộc chơi mới, cách làm mới của xiếc

PV - 10:14, 13/06/2022

Đánh dấu sự trở lại của nghệ thuật xiếc sau thời gian dài ngưng trệ vì đại dịch Covid-19, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang nỗ lực xúc tiến kế hoạch lưu diễn kéo dài suốt 3 tháng hè năm 2022, với chương trình giải trí tổng hợp mang tên "Cướp biển".

"Cướp biển” dựa trên kết cấu và kỹ thuật của nhiều tiết mục Xiếc, kết hợp với nhau thông qua các nhân vật như Cướp biển, Thủy thủ, Nàng tiên cá…
"Cướp biển” dựa trên kết cấu và kỹ thuật của nhiều tiết mục xiếc, kết hợp với nhau thông qua các nhân vật như Cướp biển, Thủy thủ, Nàng tiên cá…

Nỗ lực để mở rộng thị trường cho xiếc

"Cướp biển" là một trong những chương trình nghệ thuật chất lượng cao được Nhà nước đặt hàng để phục vụ khán giả, đặc biệt là các em thiếu nhi. Chương trình do NSND Tạ Duy Ánh chỉ đạo nghệ thuật, NSND Tống Toàn Thắng là tác giả kịch bản và đạo diễn.

"Cướp biểndựa trên kết cấu và kỹ thuật của các tiết mục như: Leo cột, Đánh vòng, Đu trên cao, Thăng bằng trên dây, Nhào lộn, Ảo thuật, Xiếc thú, Xiếc hề... được kết hợp với nhau thông qua các nhân vật như Cướp biển, Thủy thủ, Nàng tiên cá... Qua chương trình, khán giả sẽ hiểu hơn về sự đoàn kết, lòng dũng cảm và bài học về bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, với ưu thế đặc trưng của ngôn ngữ xiếc, "Cướp biển" có nhiều màn trình diễn hấp dẫn như chiến đấu với hải tặc trên thuyền, đu người trên không giao chiến..., kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng, trang trí sân khấu đặc sắc sẽ tạo sự khác biệt so với xiếc biểu diễn theo lối cũ. Để làm cho sân khấu xiếc nói chung và các tiết mục truyền thống nói riêng không bị mất đi tính kỹ thuật, chương trình là sự kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật phụ trợ đa dạng để làm phong phú tiết mục.

Là tác giả kiêm đạo diễn chương trình, NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi lựa chọn "Cướp biển" đi lưu diễn với mong muốn tạo cho khán giả cơ hội được thưởng thức những sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao, hấp dẫn. Chương trình được biểu diễn vào dịp hè lại mang chủ đề "Cướp biển", đầy ắp các yếu tố giải trí vui tươi; việc đấu tranh bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ biển, chống lại bọn hải tặc, bảo vệ môi trường được đưa vào ngôn ngữ nghệ thuật Xiếc, tất cả đã mang lại cho khán giả nhỏ tuổi sự thích thú trong dịp hè và góp phần nâng cao nhận thức của các em về việc bảo vệ biển và môi trường biển của chúng ta”.

Đưa “Cướp biển” đi lưu diễn rộng rãi là mong muốn mang tới cho công chúng những sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo, đầu tư nghiêm túc
Đưa “Cướp biển” đi lưu diễn rộng rãi là mong muốn mang tới cho công chúng những sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo, đầu tư nghiêm túc

Đối mặt với “Xiếc cỏ”

Bà Nguyễn Thị Hoài Anh, phụ trách tổ chức biểu diễn đợt lưu diễn của chương trình cho biết: “Kỳ vọng của chúng tôi là muốn tổ chức một mùa diễn dài với "Cướp biểnvà trước tiên sẽ diễn thí điểm ở một số tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn, Lào Cai… Sau đó, nếu hiệu quả sẽ tiến vào các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tuy nhiên, điều lo lắng đối với Liên đoàn Xiếc Việt Nam hiện nay đó là rất nhiều đoàn xiếc tư nhân, hay còn gọi là “Xiếc cỏ”, núp bóng dưới các hình thức như doanh nghiệp tổ chức hội chợ, đơn vị tổ chức biểu diễn mạo danh tên tuổi nghệ sĩ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam… 

Để cạnh tranh lành mạnh về thương hiệu nghệ thuật và chất lượng chương trình thì Liên đoàn Xiếc Việt Nam không hề lo ngại, nhưng việc các đoàn “Xiếc cỏ” bung ra diễn ở nhiều tỉnh, thành phố mà không được kiểm soát về chất lượng nội dung nghệ thuật đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thương hiệu của Xiếc trung ương”. Theo bà Hoài Anh, trong thời gian qua, một số đoàn "Xiếc cỏ" đã tới diễn trước lịch diễn của Liên đoàn, nhưng chất lượng quá kém dẫn tới việc khán giả bị mất niềm tin và không mấy hào hứng để xem Xiếc nữa.

Lo lắng, trăn trở với nạn “Xiếc cỏ” hoành hành, trong khi các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, NSND Tống Toàn Thắng cho biết: “Mặc dù đã có Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tuy nhiên một số địa phương đã buông lỏng quản lý và không xem xét kỹ nội dung các chương trình của một số đơn vị nghệ thuật tư nhân. Tôi thấy nhiều chương trình đăng ký xin biểu diễn nghệ thuật ở một số nơi ghi tên các tiết mục rất chung chung như: Xiếc thú, Xiếc - Ảo thuật… kịch bản, tiết mục không có tên tác giả, không có người chịu trách nhiệm nội dung như quy định mà vẫn được địa phương chấp thuận. 

Chưa kể, việc biểu diễn không qua cấp nào thẩm định, xét duyệt nên chất lượng vô cùng kém, đây là một thiệt thòi lớn đối với khán giả và gây mất uy tín cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp”. Với các đơn vị nghệ thuật của Bộ VHTTDL như Liên đoàn Xiếc Việt Nam, các chương trình trước khi ra mắt đều được Cục Nghệ thuật biểu diễn và hội đồng nghệ thuật đánh giá, thẩm định, nếu đạt yêu cầu mới được công diễn rộng rãi.

Cuộc chơi mới,cách làm mới của Xiếc 2

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, thiếu hụt diễn viên, bị giả mạo lập lờ về thương hiệu, Liên đoàn Xiếc Việt Nam vẫn nỗ lực sáng tạo các chương trình, xứng đáng là “cánh chim đầu đàn” của ngành Xiếc. 

NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ, khi chưa có những chế tài phù hợp “dẹp loạn” mạo danh, Liên đoàn chỉ có cách nâng cao chất lượng tiết mục, trong đó chú trọng dàn dựng các chương trình có chủ đề, nội dung, tư tưởng rõ ràng. Việc đưa "Cướp biểnđi công diễn ở các tỉnh, thành phố trên cả nước là mong muốn mang tới cho công chúng những sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo, đầu tư nghiêm túc, là tâm huyết và nỗ lực không mệt mỏi ngày đêm của tập thể nghệ sĩ, diễn viên... 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.