Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ban Dân tộc tỉnh Bình Định hỗ trợ cồng chiêng cho đồng bào DTTS

PV - 16:26, 12/12/2018

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Bình Định, từ năm 2017, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định triển khai chương trình hỗ trợ cồng chiêng cho đồng bào DTTS.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Bí thu Tỉnh ủy Bình Định trao tặng cồng chiêng cho bà con DTTS Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Bí thu Tỉnh ủy Bình Định trao tặng cồng chiêng cho bà con DTTS.

Để thực hiện chương trình này, Ban Dân tộc tỉnh đã khảo sát thực tế từng địa phương vùng đồng bào DTTS nhằm nắm tình hình cụ thể về số lượng cồng chiêng. Theo ông Trần Quốc Lại, Trưởng Ban Dân tộc Bình Định, tỉnh có 3 DTTS chính là Ba Na, Hrê, Chăm H’roi sinh sống ở các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân. Đầu tiên, Ban Dân tộc sẽ khảo sát thực tế tại địa phương để nắm được số lượng bộ cồng chiêng cần hỗ trợ, sau đó tìm người sản xuất và thực hiện nghiệm thu bộ mẫu tại địa phương để người dân, đặc biệt là các già làng, Người có uy tín góp ý trực tiếp vào sản phẩm văn hóa mà đồng bào sẽ sử dụng…

Nghệ nhân Nay Phai, đến từ Gia Lai đang chỉnh sửa, “lên dây” cồng chiêng trước khi bàn giao cho bà con Nghệ nhân Nay Phai, đến từ Gia Lai đang chỉnh sửa, “lên dây” cồng chiêng trước khi bàn giao cho bà con

Từ ngày 8-11/12/2018, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát tổ chức nghiệm thu và bàn giao 40 bộ cồng chiêng cho 40 làng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, với tổng kinh phí thực hiện hơn 1,1 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi Lễ trao tặng cồng chiêng, ông Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định khẳng định: Cồng chiêng chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào DTTS, vì vậy chương trình hỗ trợ cồng chiêng cho các làng đồng bào DTTS mang nhiều ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở các huyện miền núi trong tỉnh. Tôi mong muốn bà con sau khi tiếp nhận cồng chiêng sẽ thường xuyên sử dụng, truyền dạy cho con cháu và có cách bảo quản tốt để cồng chiêng phát huy giá trị như mong muốn của lãnh đạo tỉnh.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.